intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: KHTN – LỚP: 6 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 60 phút I/.TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất (3,0 điểm) Câu 1/. ( 0,25 diểm) Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ. B. Cấy lúa. C. Đánh đàn. D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm. Câu 2/. ( 0,25 diểm) Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Tìm hiểu về biến chủng covid. B. Sản xuất phân bón hóa học. C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu. D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi. Câu 3/. ( 0,25 diểm) Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong. B. Vi khuẩn. C. Than củi. D. Cây cam. Câu 4/. ( 0,25 diểm) Đặc điểm để phân biệt vật sống với vật không sống là? I. Khả năng chuyển động. II. Khả năng trao đổi chất.. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản. A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, II, III. D. I, III, IV. Câu 5/. ( 0,25 diểm) Vật thể tự nhiên là A. Biển, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 6/. ( 0,25 diểm) Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng. B. Từ lỏng sang hơi. C. Từ hơi sang lỏng. D. Từ lỏng sang rắn. Câu 7/. ( 0,25 diểm) Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước. B. Cho 1 thìa đường vào cố. C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt. Câu 8/. ( 0,25 diểm) Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học là A. Sự thay đổi về màu sắc của chất. B. Sự xuất hiện chất mới. C. Sự thay đổi về trạng thái của chất. D. Sự thay đổi về hình dạng của chất. Câu 9/. ( 0,25 diểm) Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín? A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng. B. Vì than không cháy được trong phòng kín. C. Vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín. D. Vì giá thành than rất cao.
  2. Câu 10/.( 0,25 diểm) Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên. Câu 11/. ( 0,25 diểm) Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. Vừa đủ. B. Thiếu. C. Dư. D. Tùy ý. Câu 12/. ( 0,25 diểm) An ninh năng lượng là? A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ. B. Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất. C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao. D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao. II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13/. (1điểm) Cho biết tên, GHĐ, ĐCNN của thuớc bên dưới? Đọc kết quả chiều dài của vật? Câu 14/. (2điểm) Hoa muốn biết khối lượng chiếc bể nuôi cá của mình bằng bao nhiêu? Nên bạn ấy đã thực hiện như hình dưới đây: a) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân. b) Hoa đã dùng cân gì (ở hình trên) để cân bể cá và em hãy đọc giá trị khối lượng của bể cá của Hoa là bao nhiêu? Câu 15/. (1.0 điểm) a/ Em hãy lấy 1 ví dụ về quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng? b/ Em hãy cho biết đã diễn ra quá trình chuyển thể nào trong trường hợp sau: - Đổ đồng lỏng vào khuôn để tạo ra tượng đồng. Câu 16/. (1.5 điểm) Thế nào là vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu? Câu 17/. (0.5 điểm) Tại sao nói nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn? Câu 18/. (0.5 điểm) Em hãy nêu biểu hiện của không khí bị ô nhiễm? Câu 19/. (0.5 điểm) Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn? -----------------------------HẾT-----------------------------
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: KHTN – LỚP: 6 Thời gian làm bài: 60 phút I/. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
  4. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
  5. II/. PHẦN II: TỰ LUẬN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B C A A B A B C B A A
  6. Phần Câu Nội dung Điểm 13 - Cây thước kẻ 0.25 (1.0đ) - GHĐ: 15 cm, ĐCNN: 0,1cm 0.5 - Kết quả đo: 5cm 0.25 14 a/ GHĐ: 10 kg, ĐCNN: 250g 1,0 (2.0đ) b/ Hoa đã dung cân đồng hồ để cân bể cá 0,5 Bể cá có khối lượng là 8 kg 0,5 15 a/ Hs cho ví dụ đúng 0.5 (1.0đ) b/ Từ thể rắn sang thể lỏng 0.25 Từ thể lỏng sang thể rắn 0.25 16 - Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử 0. 5 (1.5đ) dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. - Nhiên liệu (khí đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. 0.5 - Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm 0.5 17 Nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn vì chúng được 0.5 (0.5đ) tự nhiên hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất vì vậy số lượng hạn chế và không thể tái tạo lại được hoặc mất đến hàng trăm triệu năm mới có thể được tái tạo lại. 18 Biểu hiện không khí bị ô nhiễm 0.5 (0.5đ) -Có mùi khó chịu. Giảm tầm nhìn -Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp -Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid… 19 -Vật liệu bằng thép vẫn bị gỉ trong môi trường không khí nên phải 0.25 (0.5đ) phun sơn để bảo vệ cho nó được bền hơn. -Vật liệu inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ 0.25
  7. Bài: Mở đầu (7 tiết) Chủ đề 1. Các phép đo (10 tiết) Chủ đề 2. Các thể của chất (4 tiết) Chủ đề 3. Oxygen và không khí (3 tiết) Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết) - Thời gian làm bài: 60 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận) - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao + Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm (gồm 12 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm +Phần tự luận: 7,0 điểm (Nhận biết: 1,5điểm; Thông hiểu: 2,5 điểm; Vận dụng: 2điểm; Vận dụng cao: 1điểm) Tên chủ Vận Nhận Thông Vận đề dụng Cộng biết hiểu dụng cao thấp TN TL TN TL TN TL TN TL Mở đầu 7 tiết (20%) Số câu 4 1 5 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% Các phép đo 10 tiết (30%) Số câu 1 1 2 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ % 10% 20% 30% Các thể của chất 4 tiết (10%) Số câu 4 4 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% Oxygen và không khí 3 tiết (10%) Số câu 2 1 3
  8. Số điểm 0,5 0,5 1 Tỉ lệ % 5% 10% 5% Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng 8 tiết (30%) Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 0,5 1,5 0,5 0,5 3 Tỉ lệ % 5% 15% 5% 5% 30% TS câu 10 1 2 3 1 2 19 TS điểm 2,5 1,5 0,5 2,5 2,0 1,0 10 Tỉ lệ % 25% 15% 5% 25% 20% 10% 100%
  9. b) Bảng đặc tả Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu Nội dung Mức độ cần đạt TL TN (Số (Số TL TN ý) câu) Nhận - Nêu được khái niệm khoa học 1.Mở đầu biết tự nhiên C1 (7 tiết) . Phân biệt được các lĩnh vực 2 C2 khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. Nhận biết - Nêu được sự đa dạng của 4 1 C11 chất, một số tính chất của chất. Thông Nhận ra được vật thể tự nhiên, 2 Chủ đề hiểu vật thể nhân tạo, vật vô sinh, 1. Các vật hữu sinh trong thực tiễn 7 C3,4,5,6,7,8,9 phép đo Xác định được giới hạn đo (10 tiết) (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước. Vận Đo được chiều dài, khối lượng, dụng thời gian, nhiệt độ bằng các dụng cụ đo (thực hiện đúng C13,14 thao tác, không yêu cầu tìm sai số). Nhận - Nêu được sự đa dạng của C 10, ,12 biết chất, một số tính chất của chất. - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; 4 3.Chủ đề sự ngưng tụ, đông đặc. 2. Các thể - Nhận ra được vật thể tự nhiên, của chất vật thể nhân tạo, vật vô sinh, (4 tiết) vật hữu sinh trong thực tiễn Thông – Trình bày được quá trình diễn hiểu ra sự chuyển thể (trạng thái): 1 C15 nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. 4 Oxygen Nhận
  10. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Câu 1: Vật nào sau đây là vật không sống: A. Con ong. B. Vi khuẩn. C. Than củi. D. Cây cam. Câu 2 : Vật nào sau đây là vật sống? A.Cây cà chua B.Người máy C.Ti vi D.Cái bàn Câu 3: Các biển báo sau có ý nghĩa gì? A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 4: Kí hiệu dưới đây có ý nghĩa gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất ăn mòn. C. Chất gây độc cho môi trường. D. Cấm uống nước. Câu 5 : Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì? A. Cấm uống nước B. Cấm lửa C. Chất độc sinh học D. Chất ăn mòn Câu 6: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất. B. Tự ý làm thí nghiệm. C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 7: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần A. Tiếp tục làm thí nghiệm B. .Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành C.Tự xử lí và không thông báo với giáo viên D.Nhờ bạn xử lí sự cố Câu 8: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào: A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Cả A; B; C đều đúng. Câu 9: Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào: A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Cả A; B; C đều đúng. Câu 10: Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ. B. Cấy lúa. C. Đánh đàn. D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của loài tôm. Câu 12: Hoạt động nào sau đây của con người KHÔNG phải là hoạt động nghiên cứu khoa học: A............................................................................................................................................................. Theo dõi nuôi cấy mô trog phòng thí nghiệm.
  11. B............................................................................................................................................................. Làm thí nghiệm điều chế chất mới. C............................................................................................................................................................. Lấy mẫu đất để phân loại cây trồng. D............................................................................................................................................................. Sản xuất phân bón hóa học. Câu 13: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên. A............................................................................................................................................................. Vật lí B. Hóa hoc. C. Sinh học. D. Khoa học trái đất. Câu 14: Hoạt động sau đây: “nông dân xử lí đất chua bằng vôi sống ’’ thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A..............................................................................................................................................................Vật lí học. B. Sinh học. C. Thiên văn học. D. Hóa học. Câu 15: Cho các vật thể sau: hoa đào; hoa hồng, quần áo, cây cỏ. Hãy cho biết vật thể nhân tạo là: A. Hoa đào. B. Hoa hồng. C. Quần áo. D. Cây cỏ. Câu 16: Cho các vật thể sau: hoa đào; hoa hồng, quần áo, cây cỏ. Hãy cho biết vật thể nào KHÔNG phải là vật thể tự nhiên? A. Hoa đào. B. Hoa hồng. C. Quần áo. D. Cây cỏ. Câu 17. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm B. Sự tạo thành mây C. Sự tạo thành sương mù D. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây. Câu 18:Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh. B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá. Câu 19: Thể nào sau đây dễ bị nén? A. thể lỏng. B. thể rắn. C. thể khí. D. không có thể nào. Câu 20: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG có ở thể rắn? A. Các hạt liên kết chặt chẽ. B. Có hình dạng và thể tích xác định. C. Rất khó bị nén. D. Có hình dạng và thể tích không xác định. Câu 21: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét C. Xi măng. D. Ngói. Câu 22: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là? A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Bài 23: Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy quả nho là: A. Vật liệu. B. Nhiên liệu. C. Nguyên liệu. D. Khoáng sản Câu 24: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì.. Câu 25: Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện? A. có tính dẫn điện B. có tính dẫn nhiệt C. dễ nóng chảy D. có khả năng bay hơi Câu 26. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng. B. Từ lỏng sang hơi.
  12. C. Từ hơi sang lỏng. D. Từ lỏng sang rắn. Câu 27. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước. B. Cho 1 thìa đường vào cố. C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt. Câu 28: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học là A. Sự thay đổi về màu sắc của chất. B. Sự xuất hiện chất mới. C. Sự thay đổi về trạng thái của chất. D. Sự thay đổi về hình dạng của chất. Câu 29: Hoạt động nào của con người KHÔNG PHẢI là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rừng làm nương, rẫy gây cháy rừng. B. Vứt rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định. C. Tham gia giao thông trên các phương tiện ô tô, xe máy. D. Sử dụng điện, nước sạch tiết kiệm. Câu 30: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Chẻ củi nhỏ. D. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. II. TỰ LUẬN. Câu 1: Tìm GHĐ và ĐCNN của các thước sau: a) - GHĐ: 10cm - ĐCNN: 0,5 cm b)................................................................................................................................................... - GHĐ: 50 cm - ĐCNN: 1 cm c) - GHĐ: 9 cm - ĐCNN: 0,2 cm Câu 2: Cho biết tên, GHĐ, ĐCNN của thuớc bên dưới? Đọc kết quả chiều dài của vật? a)
  13. Hình 1: - Tên : Thước kẻ - GHĐ: 15 cm - ĐCNN: 0,1 cm - Chiều dài của thanh socola: 5,5 cm Hình 2 - Tên : Thước kẻ - GHĐ: 15 cm - ĐCNN: 0,1 cm - Chiều dài của chiếc lược: 9,2 cm b) - Tên : Thước kẻ - GHĐ: 10 cm - ĐCNN: 0,2 cm - Chiều dài của vật : 3 cm Bài 3: Cho biết tên, GHĐ, ĐCNN của cân bên dưới? Đọc kết quả khối lượng của vật? a) b) Hình a.
  14. - Tên : Cân đồng hồ. - GHĐ: 120 kg - ĐCNN: 1kg - Khối lượng của vật : 40kg Hình b. - Tên : Cân đồng hồ. - GHĐ: 5 kg - ĐCNN: 0,05 kg - Khối lượng của vật : 1 kg c) d) Hình c. - Tên : Cân đồng hồ. - GHĐ: 3 kg - ĐCNN: 20g - Khối lượng của vật : 240g Hình d. - Tên : Cân đồng hồ. - GHĐ: 5 kg - ĐCNN: 0,1 kg - Khối lượng của vật : 5 kg Câu 4: Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào? a) Đun chảy một mẩu nến. => Từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. b) Sương đọng trên lá cây. => Từ thể hơi chuyển sang thể lỏng. c) Đun nóng nước trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. => Nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí , và từ thể khí chuyển sang thể lỏng. d) Đổ đồng lỏng vào khuôn để tạo ra tượng đồng. => Từ thể lỏng chuyển sang thể rắn. Câu 5: Em hãy lấy ví dụ về quá trình chuyến đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống. Ví dụ quá trình từ thể rắn sang thể lỏng: - Kem trong tử lạnh đưa ra ngoài không khí bị tan chảy. - Kim loại ở nhiệt độ cao thích hợp sẽ chuyển từ thể rắn sang lỏng. Ví dụ quá trình từ thể lỏng sang thể rắn:
  15. - Nước để ở nhiệt độ thấp ngăn đông đủ lạnh chuyển thành nước đá. - Nến sau khi đốt nóng chảy để 1 thời gian ngắn thì đông cứng lại. Câu 6: Em hãy cho biết các chất gây ô nhiễm không khí, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm? Chất gây ô nhiễm không khí: Là các chất ở hạt nhỏ lơ lửng trong không khí gây hại cho con người và môi trường. Nguồn gây ô nhiễm không khí: Do con người hoặc tự nhiên, Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm: Có mùi khó chịu. Giảm tầm nhìn. Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. Có 1 số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,.... Câu 7: Thế nào là vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu? - Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. - Nhiên liệu (khí đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. - Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm Câu 8: Tại sao nói nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn? Nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn vì chúng được tự nhiên hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất vì vậy số lượng hạn chế và không thể tái tạo lại được hoặc mất đến hàng trăm triệu năm mới có thể được tái tạo lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2