intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: KHTN – Lớp: 6 - Thời gian: 90 phút. I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì? A. Không được uống! B. Cấm lửa! C. Không được ăn! D. Không được ngửi! Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành, cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. D. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. Câu 3: Các tính chất vật lí của oxygen ở điều kiện thường, là: A. Ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. B. Ở thể lỏng, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. C. Ở thể lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. D. Ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Câu 4 : Thành phần không khí gồm những gì? A. 21% nitrogen, 78% oxygen. B. 21% oxygen, 78% nitrogen, 1% khí khác. C. 21% oxygen, 78% nitrogen. D. 21% nitrogen, 78% oxygen, 1% khí khác. Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. sự ngưng tụ B. sự hóa hơi C. sự sôi D. sự bay hơi. Câu 6: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Kim loại. C. Gốm. D. Cao su. Câu 7: Ứng dụng của đá vôi, dùng để sản xuất: A. vôi sống. B. nhôm. C. gang và thép. D. gốm sứ. Câu 8: Các nhiên liệu sau đây, nhiên liệu nào là nhiên liệu lỏng? A. Củi. B. Bioga. C. Than đá. D. Xăng. Câu 9: Khoa học tự nhiên nghiên cứu: A. những nền văn minh trên Trái Đất, lịch sử loài người. B. về tất cả các lĩnh vực như lịch sử, địa lí, toán học, văn học,... C. các hiện tượng tự nhiên, khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. những sinh vật sống trên Trái Đất, lịch sử hình thành của chúng. Câu 10: Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới:
  2. A. 20 lẩn. B. 200 lần. C. 500 lần. D. 1000 lần Câu 11: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 12: Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ: A. tế bào. B. nhân. C. vùng nhân. D. màng tế bào. Câu 13: Ý nghĩa của sự sinh sản tế bào là: A. làm tăng tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. B. không làm thay đổi tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. C. tăng số lượng tế bào, thay thế tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. D. giảm số lượng tế bào, thay thế tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. Câu 14: Tế bào không có khả năng thực hiện quá trình nào sau đây? A. Sinh trưởng B. Sinh sản. C. Bảo vệ. D. Cảm ứng. Câu 15: Kính lúp không sử dụng để: A. đọc sách. B. soi mẫu vải. C. sửa chữa đồng hồ. D. quan sát tế bào thực vật. Câu 16: Thành phần nào giúp tế bào thực vật có màu xanh? A. Diệp lục B. Ribosome C. Vùng nhân D. Ti thể II. PHẦN TỰ LUẬN. (6.0 điểm) Câu 1: (1đ) Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ. Câu 2: (1đ) Em hãy cho biết tác động đến môi trường của việc khai thác đá vôi? Câu 3: (1đ) Để bảo vệ môi trường ta nên thực hiện những việc gì khi sử dụng vật liệu? Câu 4: (2đ) Qua quan sát hình ảnh hãy so sánh tế bào động vật, tế bào thực vật? Câu 5: (1đ) Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô ?
  3. ------- Hết -------
  4. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: KHTN – Lớp 6 - Thời gian: 90 phút. I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo? A. Chất phóng xạ B. Cấm nước uống C. Lối thoát hiểm D. Hóa chất độc hại Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành, chúng ta không nên làm việc nào dưới đây? A. Mặc trang phục gọn gàng, đeo găng tay, khẩu trang, kính mắt…. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hoặc nếm hóa chất. C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. D. Để hóa chất đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. Câu 3: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình hô hấp của cây xanh? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Khí hiếm. D. Carbon dioxide. Câu 4 : Khí Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần của không khí là ? A. Oxygen. B. Nitrogen C. Hơi nước D. Carbon dioxide Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại mọi nhiệt độ? A. sự đông đặc B. sự nóng chảy C. sự sôi D. sự bay hơi. Câu 6: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào được dùng làm dây dẫn điện? A. Kim loại. B. Thủy tinh. C. Gốm. D. Cao su. Câu 7: Khai thác quặng sắt, dùng để sản xuất: A. gốm sứ. B. vôi sống. C. nhôm. D. gang và thép. Câu 8: Các nhiên liệu sau đây, nhiên liệu nào là nhiên liệu rắn? A. Gas. B. Dầu hỏa. C. Than đá. D. Xăng. Câu 9: Khoa học tự nhiên nghiên cứu: A. những nền văn minh trên Trái Đất, lịch sử loài người. B. các hiện tượng tự nhiên, kiến thức về địa lí, xã hội,… C. Sinh học, Lí học, Hoá học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. những sinh vật sống trên Trái Đất, lịch sử hình thành của chúng. Câu 10: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát: A. Khoảng từ 3 đến 20 lần. B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần. C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần. D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần. Câu 11: Các nhận định về tế bào:
  5. 1. Các loại tế bào khác nhau về hình dạng và kích thước. 2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản nhất là nhân. 3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng kính lúp. 4. Các loại tế bào đều có hình đa giác Có bao nhiêu nhận định đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ: A. tế bào chất. B. nhân. C. vùng nhân. D. tế bào. Câu 13: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa: A. làm tăng số lượng tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. B. không làm thay đổi tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. C. tăng số lượng tế bào, thay thế tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. D. giảm số lượng tế bào, thay thế tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương. Câu 14: Tế bào không có khả năng thực hiện quá trình nào sau đây? A. Hô hấp B. Sinh sản C. Bảo vệ D. Bài tiết Câu 15: Mẫu vật nào dưới đây sử dụng kính lúp để quan sát: A. tế bào động vật. B. tế bào thực vật. C. vi khuẩn. D. con kiến. Câu 16: Thành phần nào giúp tế bào thực vật có màu xanh? A. Ti thể B. Ribosome C. Vùng nhân D. Diệp lục II. PHẦN TỰ LUẬN. (6.0 điểm) Câu 1: (1đ) Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi. Câu 2: (1đ) Em hãy cho biết tác động đến môi trường của việc khai thác quặng? Câu 3: (1đ) Để bảo vệ môi trường ta nên thực hiện những việc gì khi sử dụng vật liệu? Câu 4: (2đ) Qua quan sát hình ảnh hãy so sánh tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực? Câu 5: (1đ) Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô ?
  6. ------- Hết -------
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I NĂM HỌC 2024– 2025 MÔN: KHTN, LỚP 6 I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0đ) Một câu đúng: 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.A A C D B C B A D C A B A C C D A HSKT: Trả lời đúng 4 câu là đạt. II . PHẦN TỰ LUẬN (6,0đ) Câu Nội dung Thang điểm 1 - Giống nhau: cả hai quá trình đều là sự chuyển thể của chất, xảy ra ở 0,5 (1.0đ) mọi nhiệt độ - Khác nhau: + Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí 0,25 + Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng. 0,25 HSKT: Trả lời đúng 1 ý là đạt 2 Khai thac đá vôi có thể gây tác hại đến môi trường do phá hủy nhiều 1 (1đ) núi đá vôi, gây ảnh hưởng cảnh quan và sụt lún, việc nung vôi xả khí thải làm ô nhiễm không khí. HSKT: Biết được ít nhất 1 tác hại là đạt 3 Để bảo vệ môi trường ta nên thực hiện những việc sau đây khi sử (1đ) dụng vật liệu: - Không sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm. 0.25 - Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thải nhựa để tái chế. 0.25 - Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. 0.25 - Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, 0.25 thân thiện với môi trường. HSKT: Nêu được 2 hoặc 3 biện pháp, hoặc các biện pháp tương tự theo hiểu biết của HS là đạt. 4 - Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực gồm màng tế bào, tế bào chất 1.0 (2đ) và nhân - Khác nhau: Tế bào thực vật có thêm Thành tế bào, Lục lạp và Không 1.0 bào to ( một số động vật đơn bào có không bào nhỏ) HSKT: Trả lời đúng 1 - 2 ý là đạt 5 Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức 1.0 (1đ) năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô. HSKT: Trả lời đúng 1 ý là đạt ----- Hết -----
  8. TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I NĂM HỌC 2024– 2025 MÔN: KHTN, LỚP 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0đ) Một câu đúng: 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.A C B A B D A D C C B A D C C D D HSKT: Trả lời đúng 4 câu là đạt. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0đ) Câu Nội dung Điểm 1 - Giống nhau: cả hai quá trình đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí 0.5 (1đ) - Khác nhau: + Sự bay hơi: xảy ra ở mọi nhiệt độ, xảy ra ở trên bề mặt chất lỏng. + Sự sôi: xảy ra ở một nhiệt độ nhất định, xảy ra trên bề mặt chất lỏng và 0.25 ngay trong lòng chất lỏng. 0.25 HSKT: Trả lời đúng 1 ý là đạt 2 Tác động đến môi trường của việc khai thác quặng: gây ô nhiễm môi trường, 1 (1đ) gây sụt lún đất... HSKT: Biết được 1 tác hại là đạt 3 Để bảo vệ môi trường ta nên thực hiện những việc sau đây khi sử dụng vật (1đ) liệu: 0.25 - Không sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm. 0.25 - Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thải nhựa để tái chế. 0.25 - Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. 0.25 - Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. HSKT: Nêu được 2 hoặc 3 biện pháp, hoặc các biện pháp tương tự theo hiểu biết của HS là đạt. 4 - Giống nhau: Đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân chứa 1.0 (2đ) vật chất di truyền. - Khác nhau: + Tế bào nhân sơ: Nhân chưa hoàn chỉnh, Không có hệ thống nội màng, Chỉ 1.0 có 1 bào quan ribosome (không có màng bao bọc) + Tế bào nhân thực: Có nhân hoàn chỉnh, có hệ thống nội màng, Có nhiều bào quan khác nhau (có màng bao bọc) HSKT: Trả lời đúng 1 - 2 ý là đạt 5 Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập 1.0 (1đ) hợp lại thành một nhóm tạo thành mô. HSKT: Trả lời đúng 1 ý là đạt
  9. ----- Hết -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2