
Mã đề 101 Trang 1/2
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT TỐ HỮU
(Đề gồm có 2 trang)
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025
Môn: LỊCH SỬ- LỚP10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 101
Họ và tên: ....................................................................................
Số báo danh: ..............................................
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
A. Lên án giáo hội Thiên Chúa giáo. B. Châm ngòi cho chiến tranh nổ ra.
C. Khởi đầu cho văn minh Tây Âu cận đại. D. Đề cao giá trị con người, tự do cá nhân
Câu 2. Trong các phát minh sau đâu là tứ đại phát minh của Trung Hoa thời kì cổ - trung đại.
A. Kĩ thuật in, làm giấy, thuốc súng, la bàn. B. Làm giấy, thuốc súng, đóng tàu, la bàn.
C. Thuốc súng, la bàn, văn học, chữ viết. D. Toán học, văn học, làm giấy, thuốc súng
Câu 3. Nội dung nào sau đây là yếu tố cơ bản để xác định loài người bước vào thời kì văn minh?
A. Tín ngưỡng, tôn giáo. B. Công cụ bằng đá. C. Chữ viết, nhà nước. D. Nguyên tắc công bằng.
Câu 4. Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của
A. Cư dân ấn độ cổ đại. B. Cư dân hy lạp cổ đại. C. Cư dân trung quốc cổ đại. D. Cư dân La Mã cổ đại.
Câu 5. Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ viết nào?
A. Chữ hình nêm. B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ La-tinh.
Câu 6. Logo UNESCO được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?
A. Lâu đài Sam-bô (Pháp) B. Vạn Lỳ Trường Thành
C. Đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma D. Đền Pác-tê nông.
Câu 7. Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì?
A. Giáo lí của Thiên Chúa giáo. B. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
C. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa. D. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.
Câu 8. Ngày 24 - 11 - 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg, lấy ngày 23 -
11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm giáo dục và phát huy truyền thống nào sau đây của dân
tộc ta?
A. Trung thực, tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm của công dân toàn cầu.
B. Yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
C. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công tác tôn tạo di sản văn hóa.
D. Đoàn kết quyết tâm phấn đấu giữ vững những công trình văn hóa hiện đại.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn minh Ai Cập cổ đại với văn
minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo lớn. B. Sớm tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
C. Có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. D. Thành tựu phong phú, đa dạng trên nhiều mặt
Câu 10. Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là
A. Phố cổ hội an. B. Hoàng thành thăng long.
C. Mộc bản triều nguyễn. D. Đờn ca tài tử nam bộ.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập, khám phá lịch sử?
A. Xem các phim lịch sử B. Tham quan khu lưu niệm
C. Tham quan các bảo tàng D. Khám phá các đại dương
Câu 12. Một trong những phát minh có đóng góp to lớn của Ấn Độ giúp việc tính toán trở nên đơn giả, ngắn
gọn:
A. Phát minh số 0 B. Nghỉ ra phép đếm 10. C. Tính π=3,16 D. Giỏi về hình học
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thậpvà xử lí thông tin sử liệu trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu lịch sử?
A. Lập thư mục,danh mục => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá.
B. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá.
C. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề.
D. Lập thư mục,danh mục => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu.
Câu 14. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai
của con người?