Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 0
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu
- SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA KỲ - HKI TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 NĂM HỌC : 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 348 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (6 điểm) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24 và lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án ABCD). Câu 1. Vai trò của công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay là gì? A. Là chủ thể, đóng vai trò then chốt. B. Quản lí các di sản văn hóa. C. Trực tiếp tham gia bảo vệ và bảo tồn. D. Cung cấp vốn và nhân lực. Câu 2. Vì sao các nền văn minh ở phương Đông ra đời sớm, khoảng nửa sau thiên niên kỉ thứ IV TCN? A. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi để phát triển nông nghiệp. B. Có đường bờ biển dài, thuận lợi để buôn bán đường biển phát triển. C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp trồng cây lúa nước. D. Vì phương Đông là nơi phát sinh nguồn gốc loài người. Câu 3. Điểm giống nhau cơ bản của di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là A. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. B. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. C. gắn với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. D. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Câu 4. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào của Sử học? A. Phục dựng. B. Khoa học. C. Tái hiện. D. Nhận biết. Câu 5. Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung của các nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại? A. Hình thành gắn với các cuộc chiến tranh. B. Xây dựng được nhiều kim tự tháp. C. Theo chế độ quân chủ lập hiến. D. Hình thành gắn với các dòng sông lớn. Câu 6. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học? A. Dự báo tương lai. B. Tổng kết bài học từ quá khứ. C. Ghi chép, miêu tả đời sống. D. Giáo dục, nêu gương. Câu 7. Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể ? A. Nhà cổ. B. Cung điện. C. Hát xoan. D. Lăng tẩm. Câu 8. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là A. sự kiện tương lai. B. hiện thực lịch sử. C. nhận thức lịch sử. D. khoa học lịch sử. Câu 9. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. C. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng. D. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là A. toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Mã đề 348 Trang 1/4
- B. những hoạt động của loài người. C. quá trình phát triển của loài người. D. quá trình tiến hóa của loài người. Câu 11. Một trong những điểm tương đồng giữa lịch sử được con người nhận thức và hiện thực lịch sử là A. đều cho biết về những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. đều diễn ra trong cùng thời gian. C. đều phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của con người. D. đều tồn tại một cách khách quan. Câu 12. Tại sao lịch sử được coi là một phần quan trọng của tri thức nhân loại? A. Vì nó chỉ giúp chúng ta hiểu quá khứ. B. Vì nó cung cấp kiến thức về quá khứ để áp dụng vào hiện tại và tương lai. C. Vì nó chỉ liên quan đến các sự kiện chiến tranh. D. Vì nó không thay đổi theo thời gian. Câu 13. Điểm giống và nổi bật của nền văn minh Ai Cập với các nền văn minh khác ở phương Đông là A. địa hình nhiều núi và cao nguyên. B. điều kiện thuận lợi cho buôn bán đường biển. C. đất đai thích hợp trồng các loại cây lâu năm. D. đều hình thành trên lưu vực sông lớn. Câu 14. Hệ thống chữ viết cổ nhất của người Ai Cập được gọi là A. chữ tượng ý. B. Chữ cái Rô-ma. C. chữ tượng hình. D. chữ tượng thanh. Câu 15. Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Ai Cập cổ đại là A. Vạn lí trường thành. B. Tháp Thạt Luổng. C. Đấu trường Rô-ma. D. các Kim tự tháp. Câu 16. Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản được xem là nhiệm vụ A. lâu dài. B. thường xuyên. C. trước mắt. D. khi cần. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của tri thức lịch sử? A. Giúp con người có thể dự báo được tương lai. B. Giúp con người có thể thay đổi được quá khứ. C. Giúp con người nhận thức sâu về nguồn cội. D. Giúp con người rút ra kinh nghiệm từ quá khứ. Câu 18. Một trong những thành tựu của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là A. nơi khởi nguồn và phát triển của Phật giáo B. xây dựng được chế độ dân chủ cộng hòa C. sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình D. kĩ thuật ướp xác và xây dựng kim tự tháp Câu 19. Một trong những cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị di sản là A. giá trị kinh tế, thương mại. B. giá trị lịch sử, văn hóa. C. giá trị kinh tế - xã hội. D. giá trị lịch sử, địa lí. Câu 20. Để Sử học thực sự trở thành một khoa học phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây? A. Chủ quan và trung thực. B. Khách quan và trung thực. C. Chủ quan và khoa học. D. Khách quan và khoa học. Câu 21. So với những nền văn minh ở phương Tây, các nền văn minh ở phương Đông ra đời A. sớm hơn. B. cùng thời gian. C. cùng khu vực địa lí. D. muộn hơn. Câu 22. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của văn minh so với văn hóa? A. Văn minh chỉ được sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội. B. Văn minh ra đời trước văn hóa và hoàn toàn độc lập với văn hóa. C. Văn minh xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện con người trên trái đất. D. Văn minh chỉ xuất hiện khi con người biết chế tạo công cụ lao động. Mã đề 348 Trang 1/4
- Câu 23. Một trong những yếu tố giúp chúng ta hội nhập thành công với khu vực và thế giới trong xu thế hiện nay là phải A. tham gia diễn đàn lịch sử. B. học tập về lịch sử thế giới. C. hiểu biết sâu sắc về lịch sử. D. giao lưu học hỏi về lịch sử. Câu 24. Đâu là khái niệm văn hóa của loài người? A. Là những đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần. B. Là những tiêu chuẩn cơ bản để cải thiện cuộc sống của con người. C. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra. D. Là sự phát triển rất cao về giáo dục và khoa học công nghệ. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 ĐIỂM) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a,b,c,d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau : Thời cổ đại, phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm hình thành những nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn. Một số nền văn minh phát triển rực rỡ đến thời trung đại. Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời muộn hơn, đầu tiên ở Hi Lạp và sau đó ở La Mã. Nền văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển ở thời Phục hưng, tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr. 17) a) Trung Hoa là nền văn minh duy nhất ở phương Đông phát triển liên tục từ thời cổ đại đến thời trung đại. b) Thời cổ đại, ở phương Đông hình thành được tất cả bốn nền văn minh, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. c) Văn minh phương Tây ra đời muộn hơn văn minh phương Đông và kế thừa toàn bộ những thành tựu của văn minh phương Đông. d) Đặc điểm chung của các nền văn minh ở phương Đông là đều được hình thành trên lưu vực các con sông lớn. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau : “Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng”. a) Tri thức lịch sử tồn tại một cách khách quan, biến đổi và phát triển không ngừng theo thời gian. b) Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người liên quan đến các lĩnh vực thông qua quá trình học tập, khám phá. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của tất cả các cá nhân và cộng đồng trong mọi đất nước, mọi thời đại. c) Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ. d) Tri thức lịch sử giúp con người có thể dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau : Đầu tháng 8 – 1945, quân đội Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi – rô – si – ma và Na – ga – xa – ki của Nhật Bản. Đây là một hiện thực lịch sử, nhưng đến nay, hiện thực lịch sử này vẫn còn những nhận thức, đánh giá trái chiều: Luồng ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến. Luồng ý kiến thứ hai: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại lịch sử loài người. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr. 4) a) Hiện thực lịch sử là đầu tháng 8 – 1945, quân đội Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản. Mã đề 348 Trang 1/4
- b) Nhận thức “Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến” có trước sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. c) Sự kiện quân đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản được nhận thức giống nhau và khách quan. d) Nhận thức “Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh” có sau sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau : Văn học Trung hoa phát triển từ rất sớm và gồm nhiều thể loại. Kinh thi là một bộ tổng tập thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ kinh điển của Nho giáo. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị ... Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. (Trích nguồn sách giáo khoa Cánh Diều Lịch sử lớp 10, tr23) a) Tiêu biểu nhất cho nền văn học Trung Hoa thời cổ-trung đại là thơ Đường, tiểu thuyết. b) Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực Châu Á. c) Điểm mới về văn học thời Minh, Thanh là “ Tiểu thuyết chương hồi”. d) Các đại diện tiêu biểu cho thơ Đường ở Trung Hoa là Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. …………..HẾT………… Mã đề 348 Trang 1/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn