intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1: Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc. D. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á Câu 2: Đâu là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về chính sách đối ngoại. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về sự phát triển kinh tế. C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thể chế chính trị. Câu 3: Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện thủ đoạn A. loại bỏ các thế lực chống đối. B. dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ. C. câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ. D. chia để trị. Câu 4: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì A. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp B. thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn với các nước đế quốc. C. tiến hành cải cách để phát triển đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. D. thực hiện chính sách dựa vào các nước tư bản phương Tây. Câu 5: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược? A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào. B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển. C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi. D. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu. Câu 6: Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì? A. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á. B. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây. D. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi? A. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt. B. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường. C. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên. D. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân chí thấp. Câu 8: Đâu là hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? Trang 1/4 - Mã đề 003
  2. A. Thị trường thế giới được chia lại công bằng hơn. B. Châu Âu bị tàn phá nặng nề. C. Các nước phe Hiệp ước giành thắng lợi. D. Các nước phe Liên minh bị thất bại. Câu 9: Từ giữa thế kỉ XIX, ở các nước Đông Nam Á vẫn còn tồn tại chế độ A. xã hội chủ nghĩa. B. chiếm nô. C. tư bản chủ nghĩa. D. phong kiến Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến. C. Lật đổ ách thống trị của đế quốc. D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 11: Hai khối quân sự đối đầu được hình thành ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. phe Liên minh và phe Đồng minh. B. phe Hiệp ước và phe Đồng minh. C. phe Liên minh và phe Hiệp ước. D. phe Phát xít và phe Hiệp ước. Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Chênh lệch về lực lượng. B. Mang tính tự phát. C. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh. D. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. Câu 13: Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX? A. Philíppin, Brunây, Xingapo. B. Malaixia, Miến Điện (Mianma). C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia. D. Việt Nam, Lào, Campuchia. Câu 14: Hai nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là A. Xuđăng và Ănggôla. B. Êtiôpia và Libêria. C. Angiêri và Tuynidi. D. Êtiôpia và Ai Cập. Câu 15: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là A. Chủ nghĩa đề quốc thực dân B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. B. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. C. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. D. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô. Câu 17: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ? A. Pháp. B. Tây Ban Nha. C. Hà Lan. D. Anh Câu 18: Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là Trang 2/4 - Mã đề 003
  3. A. Học thuyết Tam dân của Viên Thế Khải. B. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu. C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. D. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi. Câu 19: Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là A. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi. B. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn. C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. D. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ? A. Xóa bỏ ách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. B. Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. C. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ D. Mang đậm ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Câu 21: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào? A. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản B. Chế độ Mạc phủ do Sôgun đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng C. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản Câu 22: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? A. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu. B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. C. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Câu 23: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi A. Đảng Cộng hòa. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Dân chủ. D. Quốc dân đảng. Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là A. chưa có sự liên kết đấu tranh. B. các phong trào diễn ra lẻ tẻ. C. chưa có chính đảng lãnh đạo. D. trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch. Câu 25: Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của Nhật Bản là chế độ nào? A. Cộng hòa tư sản. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ cộng hòa. Câu 26: Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là A. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán. B. chế độ Mạc phủ sụp đổ. C. cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu. D. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi. Câu 27: Thực chất chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” mà Mĩ đề ra vào đầu thế kỉ XX là A. dùng vũ lực ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ. B. dùng sức mạnh hạt nhân ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ. C. dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ. Trang 3/4 - Mã đề 003
  4. D. dùng sức mạnh của đồng đôla để chi phối các nước Mĩ Latinh, ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ. Câu 28: Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Các nước Đức, Áo – Hung đã suy yếu. B. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. C. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước. D. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM) Câu 1. (1,0 điểm): Từ sự thành công của Xiêm trong việc giữ vững nền độc lập hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Câu 2. (2.0 điểm): Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới nhất (1914-1918). Trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài) Trang 4/4 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2