intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH Môn: Lịch sử – Lớp: 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 601 Học sinh chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Năm 1957, sự kiện nào ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô ? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Đưa người lên thám hiểm Mặt trăng. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Phóng thành công con tàu vũ trụ. Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là đúng khi nói về kinh tế khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX? A. Kinh tế chậm phát triển.. . B. Kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. C. Trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Câu 3. Ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1049) là A. kết thúc sự thống trị của chế độ phong kiến. B. ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chế độ phong kiến. D. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH. Câu 4. Năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa trọng tâm là trên lĩnh vực A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 5. Đến giữa những năm 50 của TK XX, tình hình chung của khu vực Đông Nam Á là A. tất cả các quốc gia đều giành được độc lập. B. tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. C. hầu hết các quốc gia giành được độc lập. D. tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 6. Từ 1945 đến 1950, Mĩ là A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. một trung tâm kinh tế của thế giới. C. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. trung tâm tài chính của thế giới. Câu 7. Một trong những mục tiêu của Mĩ khi thực hiện “chiến lược toàn cầu” là A. cản trở Tây Âu và Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế thế giới. B. phát động cuộc chiến tranh lạnh trên toàn thế giới. C. can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới. D. làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Câu 8. Để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã A. quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp. B. thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất. C. nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. D. đẩy mạnh hợp tác với các nước Đông Âu. Câu 9. Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản A. cơ bản được phục hồi. B. phát triển xen lẫn suy thoái. C. bước đầu suy thoái. D. có bước phát triển nhanh. Câu 10. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. B. tăng cường hợp tác với các nước châu Âu. C. tăng cường hợp tác với các nước ỏ châu Á. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 11. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. bắt đầu bùng nổ. B. đang diễn ra ác liệt C. bước vào giai đoạn kết thúc D. đã kết thúc. Câu 12. Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới là của tổ chức A. Liên hợp quốc. B. Liên minh Châu Âu (EU) C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) D. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) Câu 13. Mục đích của Mĩ khi phát động "Chiến tranh lạnh"là gì? A. Chống Liên Xô và các nước XHCN. B. Chống Liên Xô và các nước TBCN. C. Chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới. D. Chống nhà nước Hồi Giáo đang lớn mạnh. Trang 1/3 – Mã đề 601
  2. Câu 14. Sự kiện khởi đầu chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ là A. đề ra kế hoạch Mácsan. B. kết nạp cộng hòa LB Đức vào khối NATO. C. thông điệp Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ. D. thành lập khối NATO (1949). Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ A. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất. B. sự mất công bằng giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. C. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới. D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nước. Câu 16. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa là A. phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. làm giảm uy tín của Mĩ trên trường thế giới. C. làm phá sản “chiến lược toàn cầu” của Mĩ. D. làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh”. Câu 17. Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (1948). B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949). C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. Câu 18. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”của Mĩ thời kì sau"Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan nào? A. Các nước đồng minh Anh và Pháp ủng hộ Mĩ. B. Các nước trên thế giới đều ủng hộ Mĩ. C. Mĩ đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, KHKT. D. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn. Câu 19. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là A. mở rộng quan hệ hợp tác với Đông Nam Á. B. tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa. C. liên minh chặt chẽ với Liên Xô. D. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản. Câu 20. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Con người được coi là vốn quý nhất. B. Vai trò quản lý của nhà nước. C. Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài. D. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Câu 21. Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Đại hội đồng. B. Hội đồng bảo an. C. Tòa án Quốc tế. D. Hội đồng Quản thác. Câu 22. Năm 1991, sự kiện quan trọng nào diễn ra tác động đến quan hệ quốc tế? A. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh. B. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn. C. Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ. D. Xô - Mĩ tuyên bố hợp tác mọi mặt. Câu 23. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là A. sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học - công nghệ. B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 24. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. C. sự ra đời các công ty xuyên quốc gia. D. quá trình thống nhất thị trường thế giới. Câu 25. Thách thức lớn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì? A. Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh và mất bản sắc văn hóa. B. Nguy cơ bất ổn về chính trị và kinh tế. C. Ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất độc lập. D. Nguy cơ khủng bố và tranh chấp biển đông. Trang 2/3 – Mã đề 601
  3. Câu 26. Trong quá trình triển khai “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc A. lôi kéo nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ. B. ngăn chặn, đẩy lùi CNXH trên thế giới. C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước. D. làm cho nhiều nước bị chia cắt thời gian kéo dài. Câu 27. Trong giai đoạn 1945 – 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giống với Nhật Bản là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. C. tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) D. luôn luôn đối đầu với Mĩ. Câu 28. Trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì nguyên nhân nào giống với Mĩ và Tây Âu? A. Áp dụng thành tựu KHKT vào sản xuất. B. Biết tận dụng cơ hội bên ngoài. C. Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh. D. Người lao động có tay nghề cao. Câu 29. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc? A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước lớn. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 30. Sự khác biệt giữa Chiến tranh lạnh so với các cuộc Chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX? A. Diễn ra trên phạm vi toàn cầu. B. Không có xung đột quân sự trực tiếp. C. Diễn ra trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. D. Diễn ra dai dẳng và không phân thắng bại. Trang 3/3 – Mã đề 601
  4. ĐÁP ÁN SỬ 12 MÃ ĐỀ 601 1C 2D 3B 4A 5C 6A 7D 8C 9D 10D 11C 12A 13A 14C 15A 16A 17C 18D 19B 20D 21B 22C 23B 24B 25A 26B 27A 28A 29D 30B MÃ ĐỀ 602 1D 2C 3D 4C 5C 6B 7D 8D 9B 10B 11B 12A 13C 14C 15B 16A 17C 18A 19D 20A 21A 22B 23A 24D 25A 26A 27B 28D 29C 30A MÃ ĐỀ 603 1D 2A 3A 4C 5D 6A 7C 8A 9D 10D 11C 12B 13B 14A 15B 16C 17B 18C 19D 20D 21C 22A 23A 24C 25B 26B 27B 28A 29A 30D MÃ ĐỀ 604 1C 2C 3B 4D 5B 6A 7C 8A 9A 10A 11B 12D 13A 14D 15A 16D 17D 18C 19C 20D 21B 22B 23C 24B 25C 26D 27A 28A 29A 30B MÃ ĐỀ 605 1B 2B 3C 4D 5C 6D 7C 8D 9D 10A 11A 12A 13A 14D 15A 16C 17D 18A 19C 20A 21A 22B 23B 24B 25D 26C 27B 28A 29C 30B MÃ ĐỀ 606 1C 2A 3B 4C 5A 6B 7A 8D 9B 10C 11D 12B 13B 14D 15C 16C 17C 18A 19D 20D 21C 22B 23A 24B 25A 26D 27A 28A 29D 30A MÃ ĐỀ 607 1A 2A 3D 4C 5B 6D 7C 8D 9A 10C 11C 12A 13A 14C 15B 16A 17A 18C 19B 20B 21A 22D 23D 24B 25A 26C 27B 28B 29D 30D MÃ ĐỀ 608 1B 2A 3B 4D 5C 6B 7C 8C 9A 10B 11C 12C 13D 14D 15A 16A 17B 18D 19C 20B 21B 22A 23A 24A 25D 26D 27A 28C 29A 30B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2