Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam
lượt xem 1
download
“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN LỊCH SỬ- LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 603 Câu 1: Phương pháp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm nổi bật là A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. chủ yếu là đấu tranh vũ trang, mang tính cực đoan. C. chỉ đấu tranh vũ trang, giành thắng lợi từng bước. D. chỉ dùng đấu tranh chính trị, ôn hòa, bất bạo động. Câu 2: Nước Mĩ khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô (3-1947), trước hết vì lí do nào sau đây? A. Liên Xô ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới. B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai nước. C. Phản đối Liên Xô giành quyền ảnh hưởng ở Đông Âu. D. Bất mãn với quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945). Câu 3: Ngoài việc kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và A. tại các cơ quan khác của Liên hợp quốc. B. các cơ quan kinh tế của Liên Xô ở châu Á. C. tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. D. các cơ quan của Liên Xô ở nước ngoài. Câu 4: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), những nước nào sau đây sẽ trở thành nước trung lập? A. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì. B. Áo và Hà Lan. C. Áo và Phần Lan. D. Pháp và Phần Lan. Câu 5: Từ năm 1983 đến năm 1991, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm là A. phục hồi và phát triển trở lại. B. lâm vào khủng hoảng suy thoái. C. phát triển xen kẽ suy thoái ngắn. D. phát triển mạnh, nhanh chóng. Câu 6: Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là: A. 1970, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới. B. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép. C. Từ 1951 đến 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%. D. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Câu 7: Một điểm giống nhau căn bản giữa hai tổ chức Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Tổ chức chỉ liên kết về kinh tế khu vực. B. Tổ chức liên kết chính trị có tính khu vực. C. Tổ chức liên kết tiền tệ có tính khu vực. D. Tổ chức liên kết khu vực có vị thế quốc tế. Câu 8: Liên Xô, Mĩ, Anh đến Hội nghị Ianta (2-1945) với công việc trọng tâm là A. nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít. B. phân công nhiệm vụ giải giáp quân phát xít. C. thành lập tổ chức duy trì trật tự thế giới mới. Trang 1/4 - Mã đề 603
- D. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Câu 9: Về đặc điểm, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (xuất hiện từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào dưới đây? A. Sản xuất - kĩ thuật - khoa học. B. Sản xuất - khoa học - kĩ thuật. C. Kĩ thuật - khoa học - sản xuất. D. Khoa học - kĩ thuật - sản xuất. Câu 10: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh thế giới đang A. xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. C. xuất hiện xu thế đối thoại. D. xuất hiện xu thế liên kết khu vực. Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử trong nước về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949)? A. Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. B. Ảnh hưởng sâu sắc, to lớn tới các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. D. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. Câu 12: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập? A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản. B. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh. C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh. D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản. Câu 13: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng ngoại nhằm A. khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội. B. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực. C. tham gia vào xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. D. nhanh chóng xóa bỏ kinh tế nghèo nàn, lạc hậu trong nước. Câu 14: Toàn cầu hoá là thời cơ đối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vì lí do nào dưới đây? A. Sự thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. C. Sự phát triển nhanh chóng của những quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Câu 15: Hội nghị quốc tế họp tại Xanphranxicô (Mĩ) từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945 đã A. thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc. B. cùng nhau quyết định thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. C. phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. D. thống nhất mục tiêu chung về thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là bài học cho Việt Nam từ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978)? A. Cần thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Củng cố khối đại đoàn kết của toàn dân tộc. D. Thực hiện mở cửa, tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi. Câu 17: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), vĩ tuyến 38 sẽ trở thành ranh giới chia cắt A. hai miền của bán đảo Triều Tiên. B. hai miền Nam - Bắc của Việt Nam. C. Trung Quốc đại lục và Đài Loan. D. hai miền Đông Đức và Tây Đức. Câu 18: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945) là Trang 2/4 - Mã đề 603
- A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. B. thành lập tổ chức duy trì trật tự thế giới mới. C. phân chia thành quả giữa cường quốc thắng trận. D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. Câu 19: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (lần hai) diễn ra nhanh chóng là xuất phát từ nguồn gốc - nguyên nhân quyết định nào dưới đây? A. Sự vơi cạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Yêu cầu sản xuất các loại vũ khí mới, hiện đại. C. Những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất. D. Tình trạng bùng nổ dân số trên thế giới. Câu 20: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" (trích Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX) đề cập đến thời cơ của Việt Nam trong A. sự nghiệp giải phóng dân tộc. B. khuôn khổ trật tự hai cực Ianta. C. xu thế toàn cầu hóa. D. sự nghiệp thống nhất đất nước. Câu 21: Cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã đưa đến hệ quả nào sau đây? A. Mĩ đã từ bỏ tham vọng chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và đồng minh. B. Cực Liên Xô không còn và ảnh hưởng của Mĩ cũng bị suy giảm ở nhiều nơi. C. Vị thế của Mĩ và Liên Xô cùng suy giảm nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực. D. Tổ chức NATO và Vácsava cùng các căn cứ quân sự trên thế giới bị giải thể. Câu 22: Hiện nay, thách thức chính trị cơ bản mà Liên bang Nga đang đối diện là A. bất ổn với Triều Tiên. B. bất ổn với nước Mĩ. C. bất ổn với Trung Quốc. D. bất ổn với Ucraina. Câu 23: Nét nổi bật và xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiếp tục chính sách thân Nhật Bản. B. đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. C. thực hiện liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. chú ý phát triển quan hệ với ASEAN. Câu 24: Nội dung nào không phải là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ,Tây Âu, Nhật Bản trong những năm 1945-2000? A. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế. B. Các tập đoàn tư bản quy mô khổng lồ, sức sản xuất và cạnh tranh lớn. C. Nắm bắt và tận dụng rất có hiệu quả các nhân tố khách quan thuận lợi. D. Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Câu 25: Nhân dân Campuchia đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ kể từ sau sự kiện nào dưới đây? A. Các tay sai của Mĩ lật đổ Chính phủ Xihanúc. B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương diễn ra. C. Sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Campuchia. D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Câu 26: Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019, được xác định đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) là một hệ quả tiêu cực A. của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra. B. sự xuất hiện thế lực cực đoan khủng bố. C. xuất phát từ di chứng Chiến tranh lạnh. D. của cách mạng khoa học - công nghệ. Câu 27: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm Trang 3/4 - Mã đề 603
- 1950 đến nửa đầu những năm 70) là gì? A. Đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ và vũ khí hạt nhân. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử và chinh phục vũ trụ. C. Cùng với Mĩ đi tiên phong trong cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Câu 28: Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia phải làm gì để vươn lên phát triển? A. Tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế. B. Hạn chế thách thức và vươn lên. C. Nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức. D. Liên kết kinh tế, cùng nhau phát triển. Câu 29: Định ước Henxinki (1975) và Hiệp ước Bali (1976) không có điểm giống nhau là A. hướng tới giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. tăng cường hợp tác về khoa học - kĩ thuật giữa các thành viên. C. đã xác lập nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước với nhau. D. làm cho quan hệ giữa các nước trong khu vực có sự cải thiện. Câu 30: Một trong những nhân tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là A. tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. B. xây dựng các tổ chức nghiên cứu phần mềm. C. tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp nặng. D. đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 603
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn