PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 02 trang)
Mã đề: 01
Đ KIM TRA CHT LƯNG GIA HC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Môn: Lịch sử - Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên........................................................Lớp 6A……...Điểm………….....………
Giáo viên nhận xét:……….................………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất điền vào bảng dưới đây:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án
Câu 1: Tư liệu truyền miệng là:
A. những câu chuyện dân gian.
B. những bản ghi, chép tay hay sách được in, khắc chữ.
C. những di tích, đồ vật còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất.
D. những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì
lịch sử nào đó.
Câu 2. Người xưa tính Âm lịch dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Tính theo chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
B. Tính theo chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
C. Tính theo chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
D. Tính theo chu kì chuyển động của nước biển.
Câu 3. Quá trình tiến hoá từ Vượn thành người trải qua các giai đoạn nào?
A. Vượn người -> Người tối cổ -> Người tinh khôn.
B. Người tối cổ -> Người tinh khôn -> Vượn người.
C. Vượn người -> Người tinh khôn -> Người tối cổ.
D. Người tối cổ -> Vượn người -> Người tinh khôn.
Câu 4. Đời sống vật chất của bầy người nguyên thuỷ được diễn ra như thế nào?
A. Biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, làm gốm.
B. Sống trong hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
C. Sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động.
D. Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá.
Câu 5. Tổ chức xã hội của bầy người nguyên thuỷ được diễn ra:
A. sống trong hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
B. biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, làm gốm.
C. sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm
sóc con cái.
D. biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá.
Câu 6. Người nguyên thuỷ phát hiện ra kim loại vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ I TCN B. Thế kỉ II TCN
C. Thế kỉ III TCN D. Thế kỉ IV TCN
Câu 7. Hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống vật chất khi công cụ bằng kim loại
xuất hiện?
A. Không còn ở trong hang đá, tăng năng suất lao động.
B. Mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, có của cải dư thừa.
C. Của cải dư thừa, xã hội có sự phân hoá kẻ giàu, người nghèo.
D. Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
Câu 8. Nền văn hoá Phùng Nguyên đã tìm thấy những công cụ nào?
A. Hiện vật bằng đồng như: đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu …
B. Hiện vật bằng đồng như: vũ khí, rìu lưỡi xéo, đục, lưỡi câu …
C. Tìm thấy những mẩu xỉ đồng, mẫu đồng thau nhỏ, mảnh vòng, đoạn dây chỉ.
D. Hiện vật bằng đồng như: giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu …
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Tại sao nói “Ai Cập là tặng phẩm của dòng sông Nin”?
b. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) nói vai trò và trách nhiệm của
em trong việc bảo vệ dòng sông nơi em đang sinh sống?
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Vì sao nói: Ấn Độ là trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại?
b. Em ấn tượng nhất với di sản nào của nền văn minh Ấn Độ cổ đại ? Vì sao ?
BÀI LÀM
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 01
HDC có 01 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Môn: Lịch sử - Lớp 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Lựa chọn đúng mỗi câu được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A B C D B C
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu Yêu cầu trả lời Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
a.
- Sông Nin tạo nên một dải đất phù sa màu mỡ, hàng năm
sông Nin mang nước tưới cho cây cối, hoa màu tươi tốt, biến
Ai Cập từ “một đống cát bụi trở thành một vườn hoa tươi tốt”
- Sông Nin tr thành tuyến đường giao thương chính, thúc
đẩy thương mại Ai Cập phát triển.
b.
- Trình bày rõ ràng, đảm bảo yêu cầu đề.
- Nêu lên được vai trò của dòng sông: đảm bảo việc tưới
tiêu cho cây trồng, bồi đặp phù sa ...; nêu lên trách nhiệm của
bản thân trong việc bảo vệ gi gìn dòng sông được trong
sạch.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(1,5 điểm) a. Nền văn minh Ấn Độ cổ đại có nhiều thành tựu rực rỡ trên
nhiều lĩnh vực, đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại
như: chữ viết, văn học, tôn giáo, kiến trúc, lịch, toán học.
b. HS trình bày ý kiến cá nhân.
1,0
0,5
* Lưu ý: Giáo viên linh hoạt khi chấm bài.
BGH DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN SOÁT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Nguyễn Thị Hương