intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

  1. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 (Thời gian: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 (Đề thi gồm 03 trang – Học sinh làm bài trực tiếp vào cuối đề) Họ và tên: …………………………………………..Lớp: …………. PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng dưới đây: Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là giai cấp nào? A. Quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và lãnh chúa phong kiến. Câu 2. Đế quốc La Mã cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ I. B. Đầu thế kỉ III. C. Nửa cuối thế kỉ V. D. Đầu thế kỉ VI. Câu 3. Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn của ai? A. Nông dân. B. Nô lệ. C. Lãnh chúa. D. Thương nhân. Câu 4. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì? A. Tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. B. Khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo. C. Kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do. D. Tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu. Câu 5. Tôn giáo nào được coi là quốc giáo của đế quốc La Mã từ thế kỉ IV? A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Hồi giáo D. Nho giáo. Câu 6. Cư dân sống trong các thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu thuộc tầng lớp nào? A. Nông nô và nô lệ. B. Nông nô và lãnh chúa. C. Thợ thủ công và nông nô. D. Thợ thủ công và thương nhân. Câu 7. Ở vương quốc Phơ-răng, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội? A. Nông dân tự do bị mất ruộng đất và nô lệ được giải phóng. B. Nô lệ được giải phóng và quý tộc thị tộc người Giéc-man. C. Nông dân tự do và quý tộc Ma Mã quy thuận chính quyền mới. D. Quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới. Câu 8. Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là ai? A. B. Đi-a-xơ. B. C. Cô-lôm-bô. C. V. Ga-ma. D. Ph. Ma-gien-lăng. Câu 9. Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường bộ. B. Đường biển. C. Đường bộ và đường biển. D. Đường sông. Câu 10. Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha. B. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. C. Pháp, Đức, Italia. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 11. Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới nào? A. Châu Đại Dương. B. Châu Úc. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 12. Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương mới nào? A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương. Câu 13. Các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã mang đến sự giàu có cho tầng lớp nào ở châu Âu? A. Nông nô và lãnh chúa. B. Quý tộc và thương nhân. 1
  2. C. Thợ thủ công và nông nô. D. Thợ thủ công và thương nhân. Câu 14. Để có thể sản xuất và kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản cần những yếu tố nào? A. Sự nghiên cứu về khoa học- kĩ thuật. B. Vốn và công nhân làm thuê. C. Của cải dư thừa nhiều. D. Một nền văn hóa mới. Câu 15. Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa nào? A. Lục địa Bắc Mĩ. B. Lục địa Ô –xtrây-li-a. B. Lục địa Á-Âu D. Lục địa Phi Câu 16. Châu Âu có những dạng địa hình chủ yếu nào? A. Đồng bằng, cao nguyên. B. Đồng bằng và miền núi. C. Trung du và miền núi. D. Miền núi và cao nguyên. Câu 17. Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm gì? A. Mùa đông khô và nóng, mùa hạ mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm. B. Mùa hạ khô và nóng, mùa đông mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm. C. Mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm. D. Mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm. Câu 18. Quốc gia đông dân nhất châu Á (năm 2020) là? A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ. Câu 19. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô- it. B. Ơ-rô-pê-ô- it. C. Nê- grô- it. D. Ô- xtra-lô- it. Câu 20. Thiên nhiên đới lạnh ở Châu Âu không có đặc điểm nào sau đây? A. Khí hậu cực và cận cực. B. Thực vật chủ yếu rêu, địa y và cây bụi. C. Động vật tiêu biểu là tuần lộc, gấu trắng. D. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim. Câu 21. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là gì? A. Tỉ lệ dân thành thị thấp. B. Đô thị hóa nông thôn kém phát triển. C. Các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị. D. Châu lục có mức đô thị hóa thấp. Câu 22. Châu Á không tiếp giáp đại dương nào? A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng về Châu Á?. A. Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và trữ lượng lớn. B. Khoáng sản có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia ở châu Á. C. Một số khoáng sản ở châu Á có trữ lượng bậc nhất thế giới. D. Hoạt động khai thác khoáng sản ở châu Á hiện đại và gắn với bảo vệ môi trường. Câu 24. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số châu Á đã đạt được thành tựu là? A. Kinh tế phát triển mạnh. B. An ninh xã hội được đảm bảo. C. Đời sống nhân dân được nâng cao. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Câu 25. Châu Á được chia ra làm mấy khu vực? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 26. Tính đến năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên? A. 20 nước. B. 24 nước. C. 27 nước. D. 30 nước. Câu 27. Năm 2020, tỉ lệ dân số Châu Âu sống ở đô thị là? A. 85%. B. 75%. C. 70% D. 80% Câu 28. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là? A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ. B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ. 2
  3. C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ. D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối. PHẦN B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy phân tích vai trò của các thành thị với châu Âu thời trung đại. Câu 2. (1,5 điểm) Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề hết sức đáng lo ngại trên toàn thế giới và với kiến thức đã học cũng như hiểu biết thực tế em hãy kể tên những hiện tượng thời tiết cực đoan ở Châu Âu. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước Châu Âu đã có những giải pháp nào? BÀI LÀM PHẦN A. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án PHẦN B. TỰ LUẬN ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 3
  4. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I Môn: Lịch sử - Địa lí 7 ĐỀ SỐ 01 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B C C A B D D D A D C D B B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B B D A B D C D D D C C B B PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại: 1,5 - Về kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh 0,5 điểm địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển. - Về chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân 0,5 quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. 0,25 - Về xã hội: sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân. 0,25 - Về văn hóa: thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập. Câu 2 - Các hiện tượng thời tiết cực đoan như các đợt nắng nóng bất thường xảy ra 1,5 ở các nước Bắc Âu, nắng nóng cũng đã gây ra những trận cháy rừng tàn 0,5 điểm khốc ở một số quốc gia Nam Âu; mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu. - Giải pháp: + Trồng rừng và bảo vệ rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm 0,5 thiểu tác động của biến đổi khí hậu vì rừng hấp thụ khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiều hạn hán. + Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở mức tối đa và phát triển các 0,5 nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều. GIÁO VIÊN BỘ MÔN TỔ TRƯỞNG DUYỆT BGH DUYỆT Nguyễn Ngọc Quân Triệu Thu An Hứa Minh Huệ 4
  5. Nguyễn Thị Thu Thủy 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2