intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 (Kèm theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Sử dụng ma trận kiểm tra chung toàn tỉnh II. THIẾT LẬP MA TRẬN NỘI DUNG Mức độ cần Tổng số đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: - Phương thức Hiểu được Ý kiến của Văn bản hoặc biểu đạt/ một vấn đề bản thân về trích đoạn văn Phong cách nội dung hoặc một vấn đề bản. ngôn ngữ/ tác dụng của trong đoạn - Tiêu chí lựa Phép tu từ/ biện pháp văn/ văn bản chọn ngữ Thể thơ … nghệ liệu: - Chi tiết thuậttrong + Độ dài: tối trong đoạn đoạn văn/ đa 300 chữ; văn/ văn bản văn bản + Văn bản/đoạn trích VB trong hoặc ngoài chương trình, không giới hạn thể loại. + Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức. Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 2 1 1 4 Tỉ lệ 20% 10% 10% 40% II. Làm văn - Yêu cầu viết Viết bài văn bài văn tự sự tự sự hoàn - Ngữ liệu: chỉnh HS ôn tập 3 bài + Chiến thắng Mtao- Mxây + Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy + Tấm Cám Tổng Số câu 1 Số điểm 6
  2. Tỉ lệ 10 20 20 10 60% Tổng cộng Số câu 6 Số điểm 10 Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60 40 100% * Lưu ý: Lựa chọn những đơn vị kiến thức trong ma trận để xây dựng đề kiểm tra sao cho phù hợp ở các mức độ và kế hoạch giáo dục của nhà trường. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN – Thời gian làm bài: 90 phút. Mức độ Nội kiến Số câu Đơn vị dung thức, kĩ hỏi theo kiến TT kiến năng mức độ Tổng thức/ kĩ thức/ cần kiểm nhận năng kĩ năng tra, thức đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 ĐỌC Đọc hiểu Nhận 2 1 1 0 4 HIỂU các văn biết: bản/ - Xác đoạn định trích văn được xuôi phương (Ngữ liệu thức biểu ngoài đạt, thể sách loại của giáo văn khoa, độ bản/đoạn dài trích. không - Xác quá 300 định chữ) được cốt truyện, các sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật
  3. trong văn bản/đoạn trích. - Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích. - Nhận diện phong cách ngôn ngữ, các nhân tố tham gia giao tiếp thể hiện trong văn bản/đoạn trích. - Nhận diện biên pháp tu từ Thông hiểu: - Hiểu được nội dung, nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích - Hiểu được một số đặc trưng của tự sự dân gian thể hiện trong
  4. văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra được thông điệp/ bài học cho bản thân từ nội dung văn bản/đoạn trích. 2 LÀM Văn tự Nhận 1 VĂN sự biết: - Nhập - Xác vai vào định nhân vật được chính kiểu bài của tác tự sự, câu phẩm tự chuyện sự đã học cần kể. để kể lại - Nhớ câu được cốt chuyện truyện, theo yêu nhân vật, cầu của các sự đề bài việc chi (kết hợp tiết tiêu sự việc, biểu của chi tiết văn trong bản/đoạn truyện trích tự với sự sự dân
  5. việc, chi gian đã tiết học. tưởng Thông tượng để hiểu: kể) - Hiểu được các - Truyện sự việc An chính, Dương các nhân Vương vật, tư và Mị tưởng Châu- của văn Trọng bản/đoạn Thủy trích tự sự dân gian đã học - Hiểu vai trò của ngôi kể, lời kể, đối thoại và độc thoại trong văn tự sự. Vận dụng: - Vận dụng chất liệu trong các văn bản tự sự dân gian đã học để viết bài văn tự sự. - Sử dụng ngôi kể, lời kể khác với văn
  6. bản/đoạn trích trong sách giáo khoa - Các sự việc, chi tiết tưởng tượng phải phù hợp với quá trình phát triển của câu chuyện. Vận dụng cao: - Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để chuyện kể hấp dẫn lôi cuốn. - Lựa chọn sự việc, chi tiết sâu sắc, có tác dụng bồi đắp suy nghĩ tình cảm
  7. tốt đẹp Tổng 5 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60 40 100% SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề). I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “…Rõ ràng, quả thị được lưu giữ trong ký ức con người không phải với tư cách một món ăn mà với tư cách một món chơi. Chính điều đó khiến quả thị trở thành một phần kỷ niệm của những ai từng lớn lên ở làng quê miền Trung. Những trưa đứng bóng, vừa tới lớp, quẳng vội cặp sách lên bàn rồi ba chân bốn cẳng chạy lại xúm xít quanh gốc thị để giành quả rụng là một trong những ngọn nến lung linh trong ký ức tuổi thơ tôi. Lớn lên chút nữa, hình ảnh những nữ sinh áo trắng thướt tha bỏ thị trong cặp sách để hương đượm quanh tà áo là một câu chuyện thơ mộng khó quên khác. Sau này tôi đi lập nghiệp phương Nam, mùa thị chín chỉ theo về trong những giấc mơ sầu xứ. Cho nên chiều hôm qua, rổ thị bày bất chợt bên chợ ven đường đã buộc tôi dừng chân, “ngoái đầu thương dĩ vãng”.Dĩ nhiên tôi đã mua hết rổ thị đó, không ngập ngừng, không trả giá. Bởi tôi không mua một món hàng. Tôi mua kỷ niệm. Từ một bà già đến từ ngoại ô và hẳn trong khu vườn của chủ nhân có một cây thị hiếm hoi ở đất Sài Gòn. Tôi đã đem những quả thị về nhà, đặt trên bàn viết để bồi hồi nghe hương thơm tuổi thơ quấn quít và nghe quá khứ thao thức vọng về. Tôi đã không ăn, cũng không bóc ra để xếp thành những bông hoa tuổi nhỏ. Ừ, xếp làm gì khi những cánh hoa vàng vẫn không nguôi lấp lánh trên bức tường kỷ niệm của tuổi thơ tôi.” (Trích Cây trái tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, in trong tạp văn Sương khói quê nhà,NXB Trẻ 2018, tr.12) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (1.0 điểm) Câu 2.Tác giả đã nhắc đến những kỷ niệm nào gắn liền với hình ảnh quả thị?(1,0 điểm) Câu 3.Phân tích tác dụng của phép tu từ được dùng trong câu: Tôi mua kỷ niệm. (1.0 điểm)
  8. Câu 4. Thông điệp mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên? (Trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Đề: Nhập vai Mị Châu, kể lại (có sự việc, chi tiết tưởng tượng) diễn biến của cuộc đời mình từ khi chia tay Trọng Thuỷ (Trọng Thuỷ từ biệt để về thăm cha) đến lúc gặp chàng nơi thủy cung. (Viết thành một bài văn tự sự) …………………….. HẾT ……………………… HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 10, Thời gian 90 phút I. ĐỌC - HIỂU 4.0 điểm Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức tự sự/ Tự sự 1.0 Câu 2. Những kỷ niệm gắn liền với hình ảnh quả thị: - Những trưa đứng bóng, vừa tới lớp, quẳng vội cặp sách lên bàn rồi ba chân bốn 0.5 cẳng chạy lại xúm xít quanh gốc thị để giành quả rụng là một trong những ngọn nến lung linh trong ký ức tuổi thơ tôi. - Lớn lên chút nữa, hình ảnh những nữ sinh áo trắng thướt tha bỏ thị trong cặp sách 0.5 để hương đượm quanh tà áo là một câu chuyện thơ mộng khó quên khác. Câu 3. 0.25 - Phép tu từ được dùng trong câu: Ẩn dụ (mua kỷ niệm) 0.75 - Hiệu quả: + Tôi mua kỉ niệm, mua rổ thị cũng chính là mua những kí ức đẹp của tuổi thơ + Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng. Câu 4: - Học sinh biết cách trình bày một đoạn ngắn. 1.0 - Học sinh có thể chọn một trong các thông điệp sau: + Thái độ nâng niu, trân trọng kỷ niệm tuổi thơ + Tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương +… (Học sinh có thể rút ra được nhiều thông điệp khác nhau, miễn là phù hợp)
  9. II. LÀM VĂN: Nhập vai Mị Châu, kể lại (có sự việc, chi tiết tưởng tượng) diễn biến 6.0 của cuộc đời mình từ khi chia tay Trọng Thuỷ (Trọng Thuỷ từ biệt để về thăm cha) điểm đến lúc gặp chàng nơi thủy cung. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Mở bài giới thiệu nhân vật và câu chuyện 0,5 sẽ kể; thân bài kể câu chuyện theo các sự việc và chi tiết tiêu biểu; kết bài kết luận được vấn đề và bài học rút ra. b. Xác định đúng câu chuyện sẽ kể: Nhập vai Mị Châu, Kể lại cuộc đời mình từ khi từ 0,5 biệt Trọng Thủy đến lúc gặp chàng nơi thủy cung. c.Kể chuyện theo các sự việc và chi tiết tiêu biểu: Biết vận dụng kết hợp các yếu tố 0.5 miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; trình bày chặt chẽ,có cảm xúc. * Học sinh có thể kể theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: 4.5 - Nhập vai Mị Châu, giới thiệu về thân thế và tình yêu của mình với Trọng Thủy - Nỗi đau đớn, buồn bã khi Trọng Thủy nói lời từ biệt để về thăm cha. - Những tháng ngày sống trong nhung nhớ - Quân triệu Đà xâm lược Âu Lạc, vây phá Thành Cổ Loa, tìm bắt cha con mình nhưng vẫn không chút nghi ngờ về âm mưu của Triệu Đà và Trọng Thủy. - Vẫn một lòng tin vào tình yêu của Trọng Thủy nên vừa cùng vua cha chạy trốn vừa rắc lông ngỗng làm dấu. - Ngỡ ngàng trước lời kết tội của Rùa vàng; Khấn nguyện để chứng minh mình vô tội. - Bị vua cha chém đầu, linh hồn trú ẩn nơi thủy cung - Gặp Trọng Thủy nơi thủy cung (thái độ, hành động lúc gặp) - Đau đớn và uất giận kể cho Trọng Thủy nghe những tháng ngày mình phải sống trong nỗi đau khổ, nhục nhã, tự mình trách sự dại dột, ngây thơ của mình nơi thủy cung. - Kết tội trọng Thủy. - Nghe Trọng Thủy kể lại những tháng ngày chàng sống trong đau khổ, dằn vặt nơi trần thế. - Cảm thông với bị kịch giữa chữ hiếu và chữ tình của chàng, bỏ qua lỗi lầm của chàng và đoàn tụ. (Nỗi oan được hóa giải, tình cảm của 2 người thắm thiết như xưa. Hai người hứa sẽ làm điều tốt để bù đắp lỗi lầm trước đây.) Lưu ý: HS có thể có kết thúc khác, miễn là logic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Ví dụ: Mị Châu không chấp nhận sự vô liêm sỉ của Trọng Thủy. Kết tội trọng Thủy. Yêu cầu Diêm Vương/ Long Vương xử tội phản bội, tội cướp nước. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới về sự việc chi tiết tiêu 0.5 biểu liên quan đến nhân vật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 Tổng điểm toàn bài 10.0 điểm * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng, kiến thức. - Nếu HS chỉ nêu được các sự việc trong SGK thì cho tối đa 5.0 điểm. - Trân trọng những bài văn diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2