intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

  1. SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KTĐG GIỮA HKI NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Môn: NGỮ VĂN – Khối 11 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: MỜI TRẦU - Hồ Xuân Hương - “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 1987) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ. Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về vai trò của sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2(5,0điểm) Anh (chị) hãy cảm nhận tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ sau: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự tình II, Sách Ngữ văn 11 tập 1- NXB giáo dục 2007, trang 19) -------------Hết------------
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG KTĐG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐA gồm 04 trang) Môn: Ngữ văn, Khối 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Thất ngôn 0,75 tứ tuyệt Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời như đáp án hoặc trả lời thể thơ Tuyệt cú: 0,75 -Học sinh trả lời Thất ngôn hoặc thơ Nôm đường luật: 0,5 - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 2 Thành ngữ: Xanh 0,75 như lá bạc như vôi Hướng dẫn chấm: -Học sinh nêu đúng thành ngữ: 0,75 -Học sinh nêu được: xanh như lá hoặc bạc như vôi: 0,5 -Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 3 Hiệu quả biểu đạt 1,0 của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
  3. -Thể hiện ý thức con người cá nhân -Khẳng định bản lĩnh, sự tự tin và cá tính của HXH Hướng dẫn chấm: -Học sinh nêu được 2 ý theo đáp án: 1.0đ -Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0.5đ 4 Khát vọng của 0,5 người phụ nữ trong bài thơ: Khát vọng tình yêu; lòng thủy chung; hạnh phúc lứa đôi Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5đ - Học sinh chỉ nêu được 1 ý: 0,25đ II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn 2,0 (khoảng 150 chữ) về vai trò của sự tự tin trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề nghị luận Vai trò của sự tự tin trong cuộc sống.
  4. c. Triển khai vấn đề 0,75 nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận. Có thể hướng sau: Sự tự tin là sự tin tưởng vào bản thân, biết rõ giá trị và trân trọng bản thân. Nhờ có sự tin tưởng bản thân con người có lập trường vững chãi, kiên trì theo đuổi mục đích; giúp con người tập trung cao độ, phát huy tối đa nội lực của bản thân, giúp cho con người có niềm tin, xây dựng cho bản thân tác phong bình tĩnh, không nóng vội, biết lắng nghe và tiếp thu những gì phù hợp.Tự tin tạo ra cơ hội để chúng ta phát hiện, đào sâu những phẩm chất, những khả năng tiềm ẩn để hoàn thiện bản thân mình… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
  5. hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến
  6. thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 2 Cảm nhận về tâm 5,0 sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
  7. dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả 0,5 Hồ Xuân Hương, bài thơ Tự tình II Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm - Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm * Cảm nhận tâm sự 2,5 của Hồ Xuân Hương a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình (2 câu đề) - Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng. - Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức. - "Hồng nhan" là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình. - Nghệ thuật đảo từ "trơ" nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ. - Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống
  8. vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ. b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân (2 câu thực) - Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng "say lại tỉnh", nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình. - Hình ảnh vầng trăng " khuyết chưa tròn" nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ. c. Nỗi niềm bi thương, thái độ phẫn uất và ý muốn đấu tranh của nhân vật trữ tình (2 câu luận) - Nghệ thuật đảo ngữ cùng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng. - Người phụ nữ khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Khát khao mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình. d. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện
  9. thực ngang trái (2 câu kết) - Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. - "Mảnh tình" vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác. - Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: 0,5 - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giản dị, giàu sức gợi.. - Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. - Ý nghĩa nhân văn
  10. của bài thơ: trong buồn tủi người phụ nữ gắng gượng vươn lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 0.5điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với cáctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25
  11. Tổng điểm 10,0 -------------Hết------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2