intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Đăk Hà

  1. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TUẦN: 10 (2022 - 2023) Môn: Ngữ Văn Lớp: Khối 12 (Chương trình chuẩn) Ngày kiểm tra: 7/11/2022 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình? Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Văn học, 2015) Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”? Câu 3 (1.0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế. Phần II. Làm văn (6.0 điểm): Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1) ---------------------------- Hết ----------------------------
  2. Đắk Hà, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Giáo viên ra đề Giáo viên phản biện đề Duyệt của TTCM Diệp Thị Hồng Nguyên Nguyễn Thị Thúy Hằng Diệp Thị Hồng Nguyên Duyệt của BGH
  3. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ TUẦN: 10 (2022-2023) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Ngày kiểm tra: 7 /11/2022 Môn: Ngữ văn khối 12 I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU KIỂM TRA 1. Mục đích - Kiểm tra kiến thứcvà kĩ năng đã học của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả hơn đối với từng học sinh. Đặc biệt là học sinh yếu kém. 2. Yêu cầu - Học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng để làm đề đọc-hiểu và văn nghị luận xã hội để giải quyết yêu cầu đề. - Tỉ lệ theo các mức độ đề kiểm tra: Nhận biết/Thông hiểu/Vận dụng thấp/Vận dụng cao cụ thể theo ma trận xác định mức độ yêu cầu đề kiểm tra như sau: 2.0/31.0/4.0/1.0 Vận Vận Tổng Ghi chú Nhận Thông Phần Câu dụng dụng điểm biết hiểu thấp cao 1.0 Phần nhận biết là xác định được phương thức 1 1.0 biểu đạt của văn bản. Đọc 1.0 - Phần thông hiểu là giải thích được thế nào là 2 1.0 – định kiến. hiểu 3 1.0 1.0 - Phần thông hiểu là giải thích được vì sao. - Phần vận dụng thấp là rút ra được bài học gì 4 1.0 1.0 cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế. - Phần nhận biết: + Xác định và dẫn vào vấn đề cần nghị luận. - Phần vận dụng thấp: Làm 1 1.0 1.0 1.0 + Phân tích làm sáng rõ nội dung và nghệ thuật văn của đoạn thơ. - Phần vận dụng cao: Mở rộng vấn đề, liên hệ 3.0 6.0 với các tác phẩm khác. Tổng 2.0 3.0 4.0 1.0 10 TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
  4. Tuần: 10 (2022-2023) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Ngày kiểm tra: 7 /11/2022 Môn: Ngữ văn khối 12 Phần Nội dung Điểm I. Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 1.0 Phần Câu 2: “Định kiến” là ý nghĩa riêng đã có sẵn, thường là không hay và khó có thể thay đổi 1.0 đọc- được. hiểu Câu 3: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”. 1.0 Bởi vì, định kiến khiến bản thân thường đánh giá, nhận xét một vấn đề theo một chiều, khó chấp nhận sự khác biệt dẫn đến khó hòa nhập. Vì nếu ta bị điều khiến bởi định kiến của người khác thì khó lòng ta được là chính mình. Câu 4: 1.0 - Bài học rút ra: tôn trọng sự khác biệt. Vì mỗi người mỗi cách sống, cách nghĩ khác nhau. – ---- Học sinh có thể liên hệ thực tế về các vấn đề như: phân biệt sắc tộc, cách nhìn nhận đối với cộng đồng giới tính thứ ba,… II. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu Phần được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.5 làm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh cho chữ trong đoạn trích. 0.5 văn c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 4.0 HS có thể triển khai thành nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài 1.0 - Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc. - Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng. - Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc. Thân bài: Phân tích bức tranh tứ bình thiên nhiên Việt Bắc 3.0 * Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc - Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này. - Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại. - Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. * Luận điểm 1: Bức tranh mùa đông - “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng. “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống. * Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân - “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về. - Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. * Luận điểm 3: Bức tranh mùa hạ - “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ” Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. - “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc. * Luận điểm 4: Bức tranh mùa thu - “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh
  5. sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. - Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình. * Đánh giá chung: - Nêu cảm nhận chung về bức tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Kết bài 1.0 - Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.) - Tổng kết giá trị nội dung toàn bài thơ: là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. d. Sáng tạo 0.5 - Liên hệ tác phẩm khác. - Ý mới mẻ, sâu sắc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0