intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD- ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1-NĂM HỌC 2022-2023. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề). MA TRẬN ĐỀ NỘI Mức độ cần Tổng số DUNG đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. ĐỌC- - Ngữ liệu - Nhận biết - Hiểu - Bày tỏ HIỂU + Văn bản nhật dụng. phương thức được ý suy nghĩ biểu đạt nghĩa của bản + Tiêu chí lựa chọn diễn đạt thân về ngữ liệu: trích dẫn - Những biểu của tác một bài một đoạn văn bản, hiện của vấn giả đặt học được khoảng 200 chữ. đề được nêu trong văn bản ra trong đặt ra trong văn bản văn bản Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,5 1 0,5 3 Tỉ lệ 15% 10% 5% 30% II.LÀM Nghị luận văn học: Viết bài VĂN Nghị luận về đoạn NLVH trích thơtrong chương trình lớp 12 Tổng Số câu 1 1 Số điểm 7 7 Tỉ lệ 70% 70% Tổngcộng Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 1,5 1 0,5 7 10 Tỉ lệ 15% 10% 5% 70% 100%
  2. SỞ GD- ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1-NĂM HỌC 2022-2023. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12. Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề). ĐỀ CHÍNH THỨC I.ĐỌC- HIỂU: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4. Thế hệ sinh ra trong những năm tháng chiến tranh rất hay dùng từ ‘lí tưởng”. Ngày nay, các bạn trẻ ngại dùng từ này. Nhiều bạn cho rằng lí tưởng là một cái gì đó quá cao siêu, không dành cho những người có “ giấc mơ con đè nát cuộc đời con” như họ. Thực ra, lí tưởng có thể được hiểu đơn giản là xác định mục tiêu, đích đến trong cuộc đời mỗi người. Ngay từ thuở học vỡ lòng, có thể bạn đã được cô giáo hỏi sau này muốn làm gì, trở thành người như thế nào. Điều lạ lùng là những đứa trẻ trả lời rất nhanh câu hỏi này, trong khi nhiều người sắp trưởng thành lại lúng túng không tìm ra đáp án cho chính mình. Hình như càng lớn lên thì người ta càng hay đánh rơi ước mơ của mình. “ Tôi không biết mình thực sự muốn gì”, đó là câu trả lời tôi thường được nghe khi hỏi những người đang chọn trường đại học để nộp hồ sơ dự thi. Các cơ quan, tổ chức muốn phát triển thì luôn phải lập ra kế hoạch hàng tháng, hàng quí, hàng năm, thậm chí là chục năm. Bạn cũng nên lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cuộc đời mình. Mỗi người cần xác định rõ ưu điểm của bản thân, nếu bạn biết mình mạnh ở điểm nào, nếu bạn rõ niềm đam mê của mình, bạn sẽ nhìn thấy mục tiêu của cuộc đời bạn. Hãy cầm lấy tay chèo và hướng về cái đích mà bạn tự đặt ra cho mình, đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận.” (Trích "50 Điều trường học không dạy bạn", Charles J. Sykes,Nxb Lao Động – Xã Hội, 2001, Tr. 115) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích . Câu 2(0,75 điểm).Theo tác giả, “lý tưởng” có nghĩa là gì ? Câu 3(1,0 điểm). Anh/chị hiểu thế nào về câu văn: “Đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận”. Câu 4(0,5 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Hình như càng lớn lên thì người ta càng hay đánh rơi ước mơ của mình” không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
  3. “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. ( Trích Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2015, tr 14). ….……….HẾT………… Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:………
  4. SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12 Năm học: 2022- 2023. HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm I. ĐỌC HIỂU 3.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt 0.75 chính: Nghị luận Câu 2 Theo tác giả, “lí tưởng” có 0.75 thể hiểu đơn giản là xác định mục tiêu, đích đến trong cuộc đời mỗi người. Câu 3 Câu văn: “Đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận” có thể hiểu là: Đừng sống 1.0 một cuộc sống không có mục tiêu, không có lí tưởng; hãy xác định mục tiêu và làm chủ hướng đi của cuộc đời mình.
  5. Câu 4 Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Sau đây là gợi ý: - Đồng tình 0.5 - Lí giải: Khi lớn lên, sự lựa chọn hướng đi của con người thường bị chi phối bởi các xu hướng của xã hội, bởi những ràng buộc trách nhiệm, do đó, người ta thường quên mất hoặc không dám theo đuổi ước mơ của mình. II. LÀM VĂN 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài 0.5 nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề 0.5 nghị luận:Nỗi nhớ của tác giả về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; 5.0 vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội
  6. dung sau: a. Giới thiệu tác giả , 0.5 tác phẩm, trích đoạn tác phẩm : - QD là nghệ sỹ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc…Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa- đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. - Tác phẩm: Sơ lược về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Đoạn trích: Thuộc phần đầu của bài thơ, diễn tả nỗi nhớ của tác giả về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Qua đó, bộc lộ hồn thơ lãng mạn của nhà thơ. b. Cảm nhận đoạn trích: 3.5 * Về nội dung: - 4 dòng thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình. + Từ ngữ giàu giá trị tạo hình” khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời” diễn tả thật đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi
  7. thành cồn , người lính như đang đi trên mây, mũi súng như chạm đỉnh trời… +Câu thơ thứ 3 như bẻ đôi, điệp từ, phóng đại: diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm… + Bức tranh bản làng bên kia biên giới: mơ màng, huyền ảo, thơ mộng. Bốn câu phối hợp nhau, tạo âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ nhiều thanh trắc đầy những nét vẽ gân guốc, câu thơ thứ tư toàn thanh bằng là nét vẽ rất mềm mại. - 4 dòng thơ sau: +Vẻ hoang vu, dữ dội, bí hiểm, đe dọa…còn được mở ra ở chiều thời gian: chiều chiều, đêm đêm… +Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung, lãng mạn. Đó là hành trình đầy gian nan, nguy hiểm, vất vả, hi sinh thầm lặng… + Cuộc sống bình dị và tình người ấm áp của người dân miền Tây nơi người lính dừng chân: quây quần bên nhau trong những bữa ăn tỏa hương thơm lúa nếp ngày mùa…
  8. *Về nghệ thuật: - Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. - Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình, giàu nhạc điệu - Biện pháp tu từ đặc sắc: liệt kê, nhân hóa, phóng đại, điệp từ, nói giảm,… c. Đánh giá chung: Đoạn trích hay, khắc họa bức tranh thiên nhiên hùng 0,5 vĩ, dữ dội, mĩ lệ. Trên cái nền thiên nhiên ấy, người lính xuất hiện ấn tượng, mang vẻ đẹp tinh thần bi tráng, lạc quan, lãng mạn… Qua đó, thấy được vẻ đẹp của ngòi bút tài hoa cùng với tấm lòng tác giả . d. Nhận xét cảm hứng lãng mạn: - Bút pháp lãng mạn của 0,5 tác giả trong đoạn trích: dù gợi thương gợi nhớ nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bithương, chủ yếu hướng tới những hình ảnh kì vĩ cùng những hình ảnh thơ mộng, gần gũi, chân thật, đầy tình người. Kết hợp sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ…tạo nên một Tây Tiến đầy cảm xúc. - Vận dụng thành công bút pháp lãng mạn, mở rộng
  9. tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo bất kì khuôn mẫu nào, làm nên đóng góp đặc sắc cho thơ ca kháng chiến. 4. Sáng tạo: Có cách diễn 0.5 đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0