intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút Mức độ nhận thức Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TT Kĩ năng dung/đơn Tổng cao vị kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện 3 0 4 1 0 1 0 1 10 đồng thoại Tỉ lệ % điểm 15 20 10 10 5 60 2 Viết Viết bài văn kể lại trải 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 nghiệm của bản thân Tỉ lệ % điểm 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 65 35 100
  2. TT UBND THÀNH PHỐ HỘI AN Chương/ Nội Mức độ đánh giá TẢ ĐỀ KIỂM TRAi GIỮA HỌCnhận thức BẢNG ĐẶC Số câu hỏ theo mức độ KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Chủ đề dung/Đơn NĂM Nhận 2024 - 2025 Vận HỌC Thông Vận vị kiến thức Môn: Ngữ vănu biết hiể 6 dụng dụng Thời gian: 90 phút cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3 TN 4TN 1TL 1TL đồng thoại - Nhận biết được những dấu hiệu 1TL đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài. - Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. - Nhận biết đại từ. Thông hiểu: - Xác định được nội dung chủ đề. - Xác định được nghĩa của từ. - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. Vận dụng Trình bày được ý kiến nhận xét về chi tiết trong văn bản. Vận dụng cao: Trình bày được bài học, thông điệp từ văn bản gợi ra. 2 Viết Kể lại một Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* trải nghiệm - Xác định được kiểu bài. của bản - Xây dựng bố cục, sự việc chính. thân. Thông hiểu: - Giới thiệu được trải nghiệm. - Trình bày được các sự việc, diễn biến, địa điểm, thời gian, nhân vật, hành động, ngôn ngữ. - Tập trung vào sự việc chính. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Vận dụng: - Trình bày được tác động của trải nghiệm đối với bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp. - Biết lựa chọn sự việc, chi tiết, sắp xếp diễn biến câu chuyện mạch lạc, logic Vận dụng cao: - Sáng tạo trong cách kể chuyện: vận dụng các biện pháp tu từ, kết hợp các phương thức biểu đạt,…
  3. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 29/10/2024 Trường THCS Huỳnh Thị Lựu Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên: ........................................ Lớp:............. I/ ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
  4. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“ Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ... (Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (Học sinh làm bài ngay trên đề thi này) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện truyền thuyết. D. Truyện ngắn. Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3. Câu 3. Biện pháp điệp ngữ trong câu văn sau: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.” có tác dụng gì? A. Gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nơi mẹ con bé Dẻ Gai đang sống. B. Nhấn mạnh sự bất ngờ ngạc nhiên của bé Dẻ Gai trước cảnh thiên nhiên. C. Nhấn mạnh khoảng không gian cao rộng bát ngát mà bé Dẻ Gai nhìn thấy. D. Gợi tả niềm vui sướng của bé Dẻ Gai trước cảnh thiên nhiên. Câu 4. Mẹ Dẻ Gai có đặc điểm nổi bật nào dưới đây? A. Kiên nhẫn trong việc dạy bảo con. B. Yêu thương, tận tâm dạy bảo con. C. Thích áp đặt suy nghĩ của mình lên con. D. Yêu thương, nghiêm khắc trong việc dạy con. Câu 5. Đại từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào? A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em. B. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già. C. Nhân vật “tôi” và các anh chị em. D. Những hạt dẻ gai trong rừng già. Câu 6. Mẹ Dẻ Gai có mong muốn gì với bé Dẻ Gai? A. Mong bé Dẻ Gai mau chóng lớn lên.
  5. B. Mong bé Dẻ Gai có thể bay đi thật xa. C. Mong bé Dẻ Gai được mở rộng tầm mắt. D. Mong bé Dẻ Gai dũng cảm đón nhận cuộc sống mới. Câu 7. Từ “cheo leo” trong câu: “Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo”. được hiểu thế nào? A. Cao, nguy hiểm, không có chỗ bấu víu. B. Thấp nhưng không có chỗ bấu víu. C. Cao nhưng không nguy hiểm. D. Cao, nguy hiểm, có chỗ bấu víu. Trả lời các câu hỏi sau (Học sinh làm bài vào giấy vở) Câu 8. Vì sao Bé Dẻ Gai không dám rời khỏi mẹ? Bé Dẻ Gai đã có những cảm xúc gì khi rời xa mẹ của mình? Câu 9. Theo em, hành động “…cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra” của bé Dẻ Gai chứng tỏ điều gì? Câu 10. Nêu bài học cuộc sống mà em rút được ra từ câu chuyện của bé Dẻ Gai trong văn bản trên. (Viết đoạn văn khoảng 3-5 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Trong chúng ta, ai cũng từng ít nhất một lần mắc lỗi. Những lỗi lầm ấy sẽ giúp chúng ta rút ra bài học cho bản thân. Em hãy viết bài văn kể lại một lần mắc lỗi của mình. ------------------------- Hết ------------------------- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 6 . Thời gian: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5
  6. 8 Mức 1 (1đ): Học sinh lí giải được: 1,0 - Bé Dẻ Gai không dám rời khỏi mẹ vì Bé Dẻ Gai sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình, sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. - Cảm xúc của Bé Dẻ Gai khi rời xa mẹ mình là lo sợ và nhớ mẹ. Mức 2 ( 0,5đ): Học sinh nêu được nhưng giải thích chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ. Mức 3 (0đ): Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. 9 Mức 1 (1đ): Học sinh nêu được: 1,0 - Bé Dẻ Gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời của mình. - Sự trưởng thành, lớn lên của bé Dẻ Gai trong sự cố gắng của bản thân. Mức 2 ( 0,5đ): Học sinh nêu được nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa rõ. Mức 3 (0đ): Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. (GV tôn trọng những cách diễn đạt tương đồng của HS) 10 Mức 1 (0,5đ): HS trình bày thành đoạn văn ngắn, đảm bảo 0,5 các ý sau: Gợi ý: - Dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận về những bài học bổ ích. - Cần phải mạnh dạn khám phá thế giới bên ngoài để nhận ra những điều tốt đẹp của cuộc sống quanh ta. - Sợ sệt sẽ không giúp ta khôn lớn trưởng thành. Mức 2 ( 0.25đ): Học sinh nêu được bài học rút ra từ ngữ liệu phù hợp nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3 (0đ): Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến đoạn ngữ liệu hoặc không trả lời. (GV tôn trọng những cách diễn đạt tương đồng của HS) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm về một lần mắc lỗi của bản thân. c. Kể lại một trải nghiệm về một lần mắc lỗi của bản thân. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ (một lần mắc lỗi). - Giới thiệu được thời gian, không gian diễn ra câu chuyện. - Kể lại diễn biến câu chuyện: Các sự kiện chính: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
  7. - Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục. - Bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ, rút ra bài học sâu sắc sau trải nghiệm. - Biết lựa chọn câu chuyện có ý nghĩa, mang thông điệp sâu sắc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 6 . Thời gian: 90 phút (Dành cho HSKT) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5
  8. 8 Học sinh chỉ cần lí giải được một trong các nội dung sau: 1,0 - Bé Út không dám rời khỏi mẹ vì Bé Út sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình, sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. - Cảm xúc của Bé Út khi rời xa mẹ mình là lo sợ và nhớ mẹ. 9 Học sinh chỉ cần trình bày được một trong các nội dung sau: 1,0 - Bé Dẻ Gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời của mình. - Sự trưởng thành, lớn lên của bé Dẻ Gai trong sự cố gắng của bản thân. 10 HS chỉ cần trình bày được một trong các nội dung sau: 0,5 Gợi ý: - Dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận về những bài học bổ ích. - Cần phải mạnh dạn khám phá thế giới bên ngoài để nhận ra những điều tốt đẹp của cuộc sống quanh ta. - Sợ sệt sẽ không giúp ta khôn lớn trưởng thành. (GV tôn trọng những cách diễn đạt tương đồng của HS) II VIẾT 4,0 -HS viết được bài văn đảm bảo bố cục 3 phần. - Kể lại được nội dung cơ bản của trải nghiệm mắc lỗi. + Mở bài: Giới thiệu được một lần mắc lỗi. + Thân bài: * Sử dụng ngôi kể thứ nhất. * Kể lại diễn biến của trải nghiệm (một lần mắc lỗi). + Kết bài: * Rút ra được bài học cho bản thân. (GV tôn trọng cách diễn đạt và khuyến khích bài làm theo khả năng của các em.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2