intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kĩ Tổng năng % Mức độ nhận thức điểm Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản thơ Đường Đọc hiểu luật Số 10 câu 3 0 4 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ 60 15 20 10 10 5 60 % 1 điểm Phân tích tác phẩm thơ Viết Đường luật Số 1 câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 40 10 10 10 10 40 % 2 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 65 35 100
  2. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Mức độ Thông TT Nhận Vận dụng Chủ đề vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 3 TN 1 TL 1TL thơ Đường biết: 4 TN, 1TL luật - Nhận biết được một số đặc trưng về thể loại thơ Đường luật. (số tiếng, số dòng, luật của bài thơ) - Nhận biết từ địa phương. Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa của từ ngữ được gợi ra từ văn bản. - Hiểu cảm xúc của nhân vật trữ tình.
  3. - Hiểu nội dung của bài thơ. - Hiểu tác dụng của nghệ thuật ở bài thơ. Vận dụng: - Trình bày được cảm nhận của bản thân về tình cảm được gợi ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Nếu ý kiến của em được rút ra từ thông điệp của văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận 1* 1* 1* văn phân biết: tích tác Nhận biết phẩm thơ được yêu Đường cầu của 1 TL* luật. đề về kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ Đường luật. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ
  4. ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một bài văn phân tích một tác phẩm thơ Đường luật. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn điểm ấn tượng để kể, có biểu cảm tốt để người đọc thấy hấp dẫn. Tổng 3 TN 4 TN 1*TL 1 TL 1 TL 1 TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
  5. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Đề này gồm có 2 trang) (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ* Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời1 đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả2, khôn3 chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa4 ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! (Nguyễn Khuyến, trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1963) Chú thích: * Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương), Bình Lục, Hà Nam. (1) thời: thì; (2) cả: lớn; (3) khôn: khó, không; (4) chửa: chưa Từ câu 1 đến câu 7: Em hãy chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây bằng cách ghi chữ cái trước phương án đó vào giấy bài làm. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ tứ tuyệt Đường luật D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Bài thơ được viết theo luật gì? Căn cứ vào đâu để em xác định? A. Luật trắc, căn cứ tiếng cuối của câu 1 B. Luật bằng, căn cứ tiếng thứ hai của câu 2 C. Luật trắc, căn cứ tiếng thứ hai của câu 2 D. Luật bằng, căn cứ tiếng thứ hai của câu 8
  6. Câu 3. Từ “chửa”, trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ” là A. từ toàn dân B. từ địa phương C. biệt ngữ xã hội D. từ tượng thanh Câu 4. Nhận xét nào không đúng về hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến chơi nhà? A. Không có thức gì để đãi bạn. B. Có nhiều thức ăn ngon để đãi bạn. C. Ngay cả miếng trầu cũng không có. D. Chỉ có tình bạn chan hòa, thắm thiết. Câu 5. Bài thơ thể hiện tâm trạng như thế nào của tác giả khi có bạn đến thăm? A. Vui mừng khi có bạn đến chơi nhà. B. Nỗi hổ thẹn vì không có gì để tiếp đãi bạn. C. Phân vân, lo ngại vì sợ đón tiếp bạn không chu đáo. D. Cuống quýt, vội vàng đón tiếp khi có bạn ghé thăm. Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ? A. Ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên vật chất của tác giả. B. Ca ngợi cách đón tiếp của nhà thơ với người bạn lâu ngày mới gặp. C. Bộc lộ sự lúng túng, ngại ngùng của nhà thơ khi bất ngờ có bạn đến chơi. D. Bộc lộ mong ước của nhà thơ, có điều kiện tốt hơn để đón tiếp bạn. Câu 7. Tác dụng của nghệ thuật đối trong 2 cặp câu: 3-4; 5-6 của bài thơ là A. tạo ra tình huống dí dỏm, đùa vui của tác giả khi có bạn đến thăm nhà. B. nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi tiếp đón bạn. C. nhấn mạnh sự mong ước được đón tiếp bạn một cách chu đáo cả về vậy chất lẫn tinh thần khi có bạn đến thăm. D. tạo ra tình huống dí dỏm mà ý thơ, tình thơ chặt chẽ, sâu sắc nhằm nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi đón tiếp bạn. Từ câu 8 đến câu 10: Em hãy ghi câu trả lời của mình vào giấy bài làm. Câu 8. Giải thích ý nghĩa cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối cùng: “Bác đến chơi đây, ta với ta.”. Câu 9. Qua nội dung của bài thơ Bạn đến chơi nhà, theo em nhà thơ Nguyễn Khuyến đã có quan niệm như thế nào về tình bạn? Câu 10. Từ tình bạn đáng quý của Nguyễn Khuyến và người bạn đến thăm nhà, em hãy chia sẻ cách để góp phần xây dựng một tình bạn đẹp và bền vững trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. (chia sẻ từ 02 ý trở lên) II. VIẾT (4.0 điểm): Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến. ----------HẾT---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh:................................................. Lớp:….…
  7. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: * HSKT + Chỉ cần làm đúng được 05 câu trắc nghiệm phần đọc hiểu. + Hiểu và diễn đạt được nội dung của phần viết ở mức độ đơn giản thì đạt Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Phương án D C B B A A D trả lời 2. Trắc nghiệm tự luận: Câu Gợi ý trả lời Điểm 8 HS trả lời được: 1.0 + “ta với ta” chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao. + Thể hiện một tình bạn chân thành, thắm thiết. Qua đó đề cao việc hiểu, cảm thông với nhau là điều quý giá nhất, hơn tất cả mọi vật chất trên đời. * GV linh hoạt ghi điểm cho học sinh khi thấy câu trả lời phù hợp. 9 Nguyễn Khuyến có quan niệm về tình bạn: 1.0 + Tình bạn là tình cảm chân thành, đáng quý, đáng trân trọng trong cuộc đời mỗi người. + Tình bạn giản dị, chân thành sẽ cao hơn mọi của cải, vật chất và không thể dùng bất cứ vật chất nào để so sánh, thay thế được...
  8. * GV linh hoạt ghi điểm cho học sinh. 10 Cách góp phần xây dựng một tình bạn đẹp và bền vững. 0.5 Học sinh trình bày theo ý kiến cá nhân nhưng cần đảm bảo phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. (02 ý trở lên đạt điểm tối đa) Gợi ý: + Biết "chọn bạn" mà chơi. + Hãy lắng nghe, tôn trọng bạn. + Luôn trung thực, thẳng thắn với bạn. + Trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang có. + Biết hiểu, đồng cảm giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khó khăn mà không tính toán vụ lợi và sẵn sàng tha thứ, ... biết nói lời xin lỗi với bạn khi cần. … * GV linh hoạt ghi điểm cho học sinh. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài: Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 Nội dung 2.5 Trình bày, diễn đạt 0.5 Sáng tạo 0.5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí: 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Biết cách viết bài văn đủ 3 ý: Mở bài, thân - Mở bài: bài và kết bài. Phần Thân bài biết tổ chức gồm - Thân bài: nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với - Kết bài: nhau. 0.25 Bài văn thiếu kết đoạn 0.25 Chưa biết hình thức trình bày bài văn 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0-2.5 1. Mở bài: Bài viết có thể trình bày - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. theo nhiều cách khác - Khái quát giá trị của tác phẩm. nhau nhưng cần thể hiện 2. Thân bài: được những nội dung - Phân tích nội dung cơ bản: sau: + Hoàn cảnh bạn đến chơi nhà sau những ngày tháng dài xa cách. + Tình huống dở khóc dở cười tác giả gặp phải khi muốn đãi bạn một bữa thịnh soạn nhưng điều kiện không cho phép. + Câu thơ cuối làm nổi bật tinh thần của bài
  9. thơ, khẳng định về tình cảm đồng chí son sắt, vững bền trong mọi hoàn cảnh. - Phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật: + Ngôn ngữ độc đáo, hài hước, hóm hỉnh. + Xây dựng tình huống độc đáo. + Thể thơ thất ngôn bát cú linh hoạt. 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Liên hệ bản thân. 1.0-1.75 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát giá trị của tác phẩm. 2. Thân bài: - Phân tích nội dung cơ bản: + Hoàn cảnh bạn đến chơi nhà sau những ngày tháng dài xa cách. + Tình huống dở khóc dở cười tác giả gặp phải khi muốn đãi bạn một bữa thịnh soạn nhưng điều kiện không cho phép. + Câu thơ cuối làm nổi bật tinh thần của bài thơ, khẳng định về tình cảm đồng chí son sắt, vững bền trong mọi hoàn cảnh. - Phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật: + Ngôn ngữ độc đáo, hài hước, hóm hỉnh. + Xây dựng tình huống độc đáo. + Thể thơ thất ngôn bát cú linh hoạt. 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Liên hệ bản thân. * HS làm được những yêu cầu trên nhưng phân tích chưa sâu lắm. 0.25-0.75 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát giá trị của tác phẩm. 2. Thân bài: - Phân tích nội dung cơ bản: + Hoàn cảnh bạn đến chơi nhà sau những ngày tháng dài xa cách. + Tình huống dở khóc dở cười tác giả gặp phải khi muốn đãi bạn một bữa thịnh soạn nhưng điều kiện không cho phép. + Câu thơ cuối làm nổi bật tinh thần của bài thơ, khẳng định về tình cảm đồng chí son sắt, vững bền trong mọi hoàn cảnh. - Phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật:
  10. + Ngôn ngữ độc đáo, hài hước, hóm hỉnh. + Xây dựng tình huống độc đáo. + Thể thơ thất ngôn bát cú linh hoạt. 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Liên hệ bản thân. * HS có thực hiện được một số yêu cầu trên, phân tích còn sơ sài. 0.0 Bài viết lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài viết đúng hình thức bài văn, trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.25-0.00 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) 0.5 - Có sáng tạo trong cách diễn đạt. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.00 - Chưa sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2