intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023– 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ I. ĐỌC- HIỂU: (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: "Ngày mai hãy đến đây". Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. - Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2:(1,0 điểm) Cho biết chàng trai trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Câu 3:(0,5 điểm) Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? Câu 4:(1,0 điểm) Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn, chuyển thành lời dẫn gián tiếp? Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: "Ngày mai hãy đến đây". Câu 5:(1,0 điểm) Em hãy nêu nội dung chính của văn bản. Câu 6:(1,0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên. II. LÀM VĂN: (5,0 điểm) Em hãy giới thiệu những nét đẹp văn hóa ẩm thực ở địa phương nơi em đang sinh sống. -------Hết------
  2. Nam Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2023 KT. Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng Coor Thái Thu BNướch Hà
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 9 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc - Hiểu 5,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,5 2 - Phương châm hội thoại: Lịch sự 1,0 3 - Ban đầu vị chuyên gia từ chối lời đề nghị của chàng trai là vì: 0,5 Ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. 4 - Lời dẫn trực tiếp: "Ngày mai hãy đến đây". 0,5 - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng 0,5 ý và bảo chàng trai ngày mai hãy đến. 5 - Nêu nội dung chính của văn bản: Văn bản nói về lòng kiên 1,0 nhẫn, kiên trì của chàng trai. Đồng thời, cho thấy việc tìm tòi nghiên cứu học hỏi, quan sát thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta thành công hơn khi muốn thực hiện một công việc nào đó. 6 Bài học rút ra: Lòng kiên nhẫn là một phẩm chất đẹp, là chìa 1,0 khóa dẫn đến thành công trong nhiều lĩnh vực. Giúp con người trở nên có bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước, tích góp nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai trước những khó khăn có thể xảy ra trong cuộc sống. II Làm văn 5,0 a. Nội dung: 0,5 - Xác định đúng thể loại: Văn thuyết minh. - Bố cục đảm bảo. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: giới thiệu những nét đẹp văn 0,5 hóa ẩm thực ở địa phương nơi em đang sinh sống. c. HS có thể triển khai bài văn theo định hứơng như sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề: nét đẹp văn hóa ẩm thực ở địa phương em (nét văn hóa ẩm thực nổi bật như: cơm lam, muối ớt rằng roay, zà rá, rượu tà vạc, rượu cần, bánh sừng trâu, thịt heo - trâu - bò gác bếp). Lưu ý: học sinh có thể lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. Thân bài 3,0 Giới thiệu: - Văn hóa ẩm thực ở địa phương em: là những nét văn hóa ẩm thực từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những đặc trưng, đậm chất hương vị ở địa phương em. - Văn hóa ẩm thực ở địa phương em là những giá trị tạo nên sự khác biệt với các địa phương khác, sự phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, mùi vị tạo nên sự đa dạng màu sắc, hương vị cho cuộc sống. Hoạt động:
  4. - Khi có khách: tiếp đón nồng nhiệt, chu đáo, ân cần, niềm nở. - Trong các ngày lễ (như lễ hội Mừng nhà mới, ăn mừng lúa mới, lễ chào đón năm mới, đám cưới theo truyền thống địa phương,...) bản sắc văn hóa ẩm thực được phát huy tích cực. Không khí luôn rộn ràng, tình người luôn hòa đồng, đoàn kết ấm áp; trang phục, màu sắc thì rực rỡ, góp phần tô thêm cho bản sắc văn hóa nước nhà thêm phong phú. Tầm quan trọng: - Tôn vinh vẻ đẹp ẩm thực của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết, vui đùa chan hòa với nhau. - Văn hóa ẩm thực địa phương em: nét đẹp đặc trưng, làm cho địa phương mình có sự khác biệt với địa phương khác. Cần giữ gìn và phát huy: - Học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa ẩm thực vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè địa phương khác. - Hằng năm nhà trường tổ chức nhiều hơn những hoạt động như Ăn mừng lúa mới, Hương vị ngày Tết quê em để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa ẩm thực của địa phương. - Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc. Kết bài Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Lưu ý: học sinh lựa chọn kết cấu viết bài phải tương ứng với nhau. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, logic giữa các phần, các đoạn. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng 0,5 để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2023-2024 Tổn Mức độ nhận thức g Kĩ TT Nội dung Vận dụng năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL - Văn bản: Qùa tặng cuộc sống - Các Đọc phương 4 1 1 6 01 - châm hội (C 1,2,3,4) (C 5) (C 6) 0 0 câu Hiểu thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50% Em hãy giới thiệu những nét đẹp văn Làm hóa ẩm thực 1 02 ở địa 0 1* 0 2* 0 1* 0 1* văn câu phương nơi em đang sinh sống. Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50% Tổng 100 40 30 20 10 %
  6. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ Vận TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao 01 Đọc - - Văn Nhận biết: Hiểu bản: Qùa - Nhận biết được câu tặng cuộc chuyện, phương thức sống. biểu đạt chính. - Nhận biết được - Các phương châm hội thoại phương đã học. 4TL 1TL 1 TL châm hội - Nhận biết lời dẫn trực thoại. tiếp và lời dẫn gián tiếp. Thông hiểu: - Lời dẫn - Nêu được nội dung trực tiếp chính của đoạn văn. và lời dẫn Vận dụng: gián tiếp. - Rút ra bài học từ câu chuyện. 02 Làm Em hãy *Nhận biết: Biết được văn giới thiệu thể loại văn thuyết minh. những nét *Thông hiểu: Hiểu đẹp văn được điểm nổi bật và giá trị văn hóa ẩm thực ở địa hóa ẩm phương. thực ở địa phương *Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết 1* 2* 1* 1* nơi em đang sinh minh về văn hóa ẩm sống. thực ở địa phương em đang sinh sống. Sử dụng được yêu tố miêu tả và biểu cảm trong văn thuyết minh. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung (%) 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2