Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Mỹ Tiến, Nam Định’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Mỹ Tiến, Nam Định
- UBND THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS MỸ TIẾN NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề khảo sát gồm 2 trang
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ*
...... Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày,
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua,
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa,
Giường kia(1) treo những hững hờ,
Đàn kia(2) gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Nguyễn Khuyến)
(Theo Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2012,
trang 128)
Chú thích:
*
Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông
(nay là huyện Ứng Hòa, thuộc Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng
đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ
Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản
chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.
Đoạn thơ trên trích trong phần cuối của bài thơ “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn
Khuyến.
(1)
Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng
cho bạn một cái giường khi bạn đến chơi mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
(2)
Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người
chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha
Trang 1/2
- đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết,
Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết
nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,25 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
A. Tự sự B. miêu tả C. Biểu cảm D. Biểu cảm, tự sự
Câu 2. (0,25 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn D. Tự do
Câu 3. (0,25) Nêu đặc điểm về số câu, số tiếng của đoạn thơ?
A. Một bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ B. Một bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ
A. Không hạn định số câu, số chữ A. 2 câu 7, một cặp 6/8
Câu 4. ( 0,25 điểm) Điển tích trong hai câu thơ “Giường kia treo những hững hờ -
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” là
A. giường. B. đàn. C. giường, đàn. D. treo.
Câu 5. ( 0,25 điểm) Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng mấy từ láy?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 6. Từ “không” trong hai câu thơ “Rượu ngon không có bạn hiền - Không mua
không phải không tiền không mua” diễn tả điều gì?
A. Sự trống vắng, cô đơn, buồn bã của nhà thơ khi nghe tin bạn mất.
B. Nỗi buồn day dứt khôn nguôi của nhà thơ khi nghe tin bạn mất.
C. Tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn.
D. Sự bàng hoàng, thảng thốt của Nguyễn Khuyến trước sự mất mát của người bạn
tri âm.
Câu 7. Hai câu thơ “Tuổi già hạt lệ như sương - Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, nhân hoá
A. Hoán dụ, so sánh A. Nhân hoá, ẩn dụ
Câu 8. (0,25 điểm) Nội dung chính của đoạn trích là
A. nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.
B. sự hồi tưởng của Nguyễn Khuyến về tình bạn đậm đà, thắm thiết.
C. trân trọng tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn.
D. hiện thực vô cùng đau xót trước sự mất mát của người bạn tri âm.
Câu 9. (1,0 điểm) Chỉ ra những câu thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong
đoạn thơ? Nêu dụng ý của tác giả khi sử dụng biện pháp đó?
Câu 10. (1,0 điểm) Bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) giúp em có thêm
nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-10 câu), trình bày cảm nhận của em
về đoạn thơ trên?
Trang 2/2
- Câu 2. (4,5 điểm) Viết bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường nước và hành động của chúng
ta.
-------- HẾT -------
Họ và tên học sinh: ................................................. Số báo danh: ...............................................
Giám thị thứ nhất: .................................................. Giám thị thứ hai: ……….…….……………
Trang 3/2