intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: Kim Huyễn Nhã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi giữa kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HỌC KỲ I TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Chữ kí Học sinh Chữ kí Giám thị Chữ kí Giám khảo ĐIỂM Họ và tên học sinh:…………………………… Số báo danh: …………….. Lớp 11C…… MÃ ĐỀ: 111 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A I) PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) (Học sinh điền đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm) Câu 1. Cho các ý sau: (1) Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu, nhờ sự thoát nước ở lá và hoạt động trao đổi chất ở cây. (2) Sự hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo cơ chế thụ động: đi từ đất nơi có nồng độ ion thấp và tế bào lông hút nơi có nồng độ ion cao. (3) Sự hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo cơ chế chủ động: mang tính chọn lọc, ngược chiều građien nồng độ, phải tiêu tốn năng lượng ATP. (4) Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động. Các ý phản ánh đúng về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ là? A. (1), (2) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (3), (4) Câu 2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường gian bào và con đường tế bào chất. B. Con đường gian bào và con đường tế bào chết. C. Con đường thành tế bào và con đường gian bào. D. Con đường không bào và con đường thành tế bào. Câu 3. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ? (1) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. (2) Tạo động lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ. (3) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (4) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Phương án trả lời đúng là : A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 4. Cho các phát biểu sau đây: (1) Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu. (2) Khí khổng mở khi được chiếu sáng, độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. (3) Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại. (4) Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm. Các phát biểu đúng là:
  2. A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (4). Câu 5. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở thực vật là? A. Nhiệt độ, pH, đường, ánh sáng, ion khoáng. B. Nước, ánh sáng, nhiệt độ, một số ion khoáng. C. Ánh sáng, tinh bột, nhiệt độ, ion khoáng. D. Đất, nước, đường, độ ẩm, ion khoáng Câu 6. Khi nói về dinh dưỡng nitơ ở thực vật, có bao nhiêu nhận định không đúng? (1) Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, axit nuclêic, ATP, diệp lục, enzim... (2) Thiếu nitơ cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng lá có màu vàng nhạt. (3) Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng là dạng nitơ phân tử và dạng nitơ hữu cơ. (4) Nitơ tham gia điều tiết trao đổi chất ở thực vật thông qua xúc tác, cung cấp năng lượng trong tế bào. (5) Có 2 nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là nitơ trong không khí và nitơ trong đất. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 7. Xác động thực vật trong đất phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ? A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa B. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa C. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa D. Qúa trình cố định đạm Câu 8 . Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Điều hòa không khí. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (6) Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất khác. Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quang hợp ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9. Cho các nội dung sau: (1) Xảy ra ở tilacoit (2) Xảy ra ở chất nền stroma (3) Sản phẩm tạo ra là ATP, NADPH và O2 (4) Diễn ra quá trình khử CO2 (5) Nguyên liệu là ánh sáng và nước (6) Diễn ra quá trình quang phân li nước (7) Sản phẩm tạo ra là cacbonhiđat Các nội dung phản ánh đúng về pha sáng ở thực vật là? A. (1), (3), (4), (6) B. (2), (4), (7) C. (1), (3), (4), (5) D. (1), (3), (5), (6) Câu 10. Ý nào sau đây chứng tỏ rằng lục lạp là bào quan quang hợp ở thực vật? (1) Có khả năng chuyển đổi năng lượng. (2) Có màng tilacôit chứa hệ sắc tố để hấp thụ ánh sáng. (3) Xoang tilacoit nơi xảy ra quang phân nước, tạo ATP, NADPH. (4) Có màng đơn để bảo vệ lục lạp khỏi sự phân hủy của ánh sáng mạnh. (5) Có enzim cacboxihóa trong chất nền, nhằm khử CO2 thành cacbonhiđrat. A. (1), (3), (5) B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4). Câu 11. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật là? A. Tạo ra nhiều chất hữu cơ cho cây sử dụng. B. Giải phóng nhiều CO2 cho cây quang hợp. C. Tạo năng lượng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây. D. Tạo ra nhiều chất cần thiết để cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Câu 12. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là? A. rượu etylic + CO2 + năng lượng. B. axit lactic + CO2 + năng lượng. C. rượu etylic + năng lượng. D. rượu etylic + H2O.
  3. II) PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1 a. Nêu động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? b. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh? Câu 2 a. Trình bày điều kiện, nhóm vi sinh vật tham gia quá trình cố định nitơ trong khí quyển? b. Nêu khái niệm, điều kiện, vị trí, hậu quả của hô hấp sáng ở thực vật? Câu 3 a. Phân biệt quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM về (chất nhận CO2, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, không gian, thời gian)? b. Giải thích các hiện tượng sau: - Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? - Bón phân quá liều lượng, cây trồng sẽ bị héo và chết? Bài làm
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 I) PHẤN TRẮC NGHIỆM MÃ ĐỀ 111 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A B A C D B A C B D B C A MÃ ĐỀ 112 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A D D C B D B C A B A C D MÃ ĐỀ 113 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A B C A B A C B D C D B A MÃ ĐỀ 114 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C D B B A D B A C C A B
  5. II) PHẤN TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1a - Động lực của dòng mạch gỗ: phối hợp của 3 lực + Lực đẩy của rễ ( Áp suất rễ) 0,25 + Lực hút do thoát hơi nước ở lá 0,25 + Lực liên kết giữa phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 0,25 - Động lực của dòng mạch rây: + Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa 0,25 (rễ, củ, …) 1b - Thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá: + Sắc tố chính: Diệp lục a, diệp lục b 0,25 -> Chức năng: diệp lục a: chuyển hóa năng lượng ánh sáng -> năng lượng 0,25 của liên kết hóa học trong ATP, NADPH. + Sắc tố phụ (Carôtenôit): gồm carôten và xantôphyl 0,25 -> Chức năng: hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung 0,25 tâm phản ứng. 2a - Điều kiện của quá trình cố định nitơ trong khí quyển: + Có lực khử mạnh 0,25 + Có sự tham gia của enzim nitrogenaza 0,25 + Cung cấp năng lượng ATP 0,25 + Diễn ra trong điều kiện kị khí. - Vi sinh vật tham gia: + Vi sinh vật cộng sinh ( Rhizobium…) 0,25 + Vi sinh vật tự do (Vi khuẩn lam…) 2b Hô hấp sáng Khái niệm - Quá trình hấp thụ O2, giải phóng CO2 ngoài ánh sáng 0,25 Điều kiện - Cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy 0,25 nhiều, lục lạp của thực vật C3. Vị trí - Tại lục lạp, perôxixôm, ty thể. 0,25 Hậu quả - Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp. 0,25 3a Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Chất nhận CO2 RiDP PEP PEP 0,25 Sản phẩm cố APG ( hợp chất AOA ( hợp chất AOA ( hợp chất định CO2 đầu 3C) 4C) 4C) 0,25 tiên Không gian Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu và tế bào bao bó 0,25 mạch Thời gian Ban ngày Ban ngày Ban đêm và ban 0,25 ngày 3b - Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết vì: khi bị ngập úng-> rễ cây thiếu ôxy -> rễ không hô hấp hiếu khí -> rễ phải hô hấp kị khí -> sản phẩm độc -> 0,5 tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào-> làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới-> cây không hấp thụ được nước -> cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. - Bón phân quá liều lượng cây trồng sẽ bị héo và chết: bón nhiều phân-> làm tăng ASTT của đất -> MT đất ưu trương hơn trong lông hút của rễ -> 0,5 lông hút của rễ cây không hút được nước-> lá vẫn thoát nước -> cây héo -> chết cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2