intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Số 1 An Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Số 1 An Nhơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Số 1 An Nhơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 1 AN NHƠN Môn: SINH, Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 03 trang) Mã đề: 704 I. Trắc nghiệm (7đ): chọn phương án trả lời cho mỗi câu hỏi và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm 1. Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào mạch rây ở rễ. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào nội bì. D. Tế bào mạch gỗ ở rễ. 2. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là A. Rễ. B. Rễ, thân. C. Lá, thân, rễ. D. Lá, thân. 3. Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là A. tế bào biểu bì. B. tế bào lông hút. C. tế bào trung trụ. D. tế bào nội bì. 4. Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? A. qua lá. B. qua lông hút rễ. C. qua thân. D. qua bề mặt cơ thể. 5. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất? A. Các lông hút ở rễ. B. Cành cây. C. Các mạch gỗ ở thân. D. Lá cây. 6. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây của rễ giúp thích nghi với chức năng hút nước? (I). Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. (II). Có khả năng ăn sâu và rộng. (III). Có khả năng hướng nước. (IV). Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút. (V). Có lớp biểu bì dày, cứng A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. 7. Mạch gỗ ( lõi cây ) vận chuyển A. nước và ion khoáng từ rễ lên thân lá. B. nước , ion khoáng từ rễ lên thân lá ; vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ. C. nước từ rễ lên thân lá và ion khoáng từ lá xuống thân, rễ. D. các chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ 8. Mạch rây ( vỏ cây ) vận chuyển A. nước, ion khoáng từ rễ lên thân lá ; vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ. B. nước từ rễ lên thân lá và ion khoáng từ lá xuống thân, rễ. C. các chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ. D. nước và ion khoáng từ rễ lên thân lá. 9. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ. B. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác. C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. D. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động. 10. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. B. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá. C. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ. D. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. 11. Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng? A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng. B. Không khí bão hoà hơi nước. C. Tưới nước cho cây. D. Trời nhiều mây. 12. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. C. Vận tốc bé và được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. 13. Thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc bé và được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. Sinh-- M· ®Ò:704-- 10/26/2022-- Trang 1 / 3
  2. C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. 14. Ở các lá trưởng thành, nước thoát qua lớp cutin rất yếu vì lá trưởng thành có A. tế bào biểu bì được thấm cutin rất dày. B. tế bào khí khổng được thấm cutin rất dày. C. khí khổng lớn. D. số lượng khí khổng nhiều. 15. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây? A. Tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá. B. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên trong lá. C. Giảm sự thoát hơi nước của cây. D. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời. 16. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây? (I) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên. (II) Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ. (III) Tạo điều kiện cho CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (IV) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 17. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. Là thành phần của protein, axit nucleic. D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim. 18. Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật A. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim. B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. 19. Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng năng suất cấy trồng, cần thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp sau đây? I. Tưới tiêu nước hợp lí. II. Bón phân càng nhiều càng tốt. III. Trồng cây đúng thời vụ. IV. Tuyển chọn và tạo giống mới có năng suất cao. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 20. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cần ít năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao cần tiêu hao năng lượng. C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao không cần tiêu hao năng lượng. 21. Loại vi khuẩn nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển đạm nitrat thành N2? A. Vi khuẩn phản nitrat hóa B. Vi khuẩn nitrat hóa C. Vi khuẩn cố định nitơ D. Vi khuẩn amon hóa 22. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra? A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. B. Có các lực khử mạnh. C. Được cung cấp ATP. D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. 23. Hoạt động nào của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nitơ trong đất? A. Cố định nitơ B. Liên kết N2 và H2 tạo ra NH3 C. Chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử D. Khử nitrat 24. Nguồn nitơ cung cấp chủ yếu cho thực vật trong tự nhiên là: A. từ xác động vật và quá trình cố định đạm B. từ vi khuẩn phản nitrat hóa C. từ khí quyển D. từ phân bón hóa học 25. Rơm, rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây vì: A. rơm, rạ có chứa đạm vô cơ B. rơm, rạ có nguồn gốc thực vật C. rơm, rạ sau khi bị phân hủy sẽ tạo ra NH4+ cung cấp cho cây D. rơm, rạ được vi khuẩn sử dụng để đồng hóa nitơ 26. Cây sinh trưởng tốt trên đất có nhiều mùn. Có bao nhiêu giải thích dưới đây là đúng? (I) Trong mùn có nhiều VSV có ích. (II) Trong mùn có các hợp chất chứa nitơ. Sinh-- M· ®Ò:704-- 10/26/2022-- Trang 2 / 3
  3. (III) Trong mùn, rễ cây phát triển tốt nên dễ hút nước hơn. (IV) Trong mùn chứa nhiều chất khoáng phù hợp cho sự sinh trưởng của cây. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 27. Nhu cầu của 1 giống mía cần 9gN/1kg năng suất. Để thu được năng suất 12 tấn /ha cây cần lấy bao nhiêu N từ phân bón biết đất đáp ứng được 70% nhu cầu N của cây? A. 28 kg/ha B. 108 kg/ha C. 56 kg/ha D. 32,4 kg/ha 28. Tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu là 4atm được đặt vào 3 dung dịch ở nhiệt độ 27 oC như sau: dung dịch 1 : NaCl 0,2M ; dung dịch 2 : KCl 0,15M ; dung dịch 3 : CaCl 2 0,12M. Kết quả nào sau đây là phù hợp? A. Trong dung dịch 1 và 2, tế bào lông hút bị mất nước; trong dung dịch 3 tế bào lông hút hấp thu nước. B. Trong cả 3 dung dịch tế bào lông hút đều hút nước. C. Trong dung dịch 1 và 3, tế bào lông hút bị mất nước; trong dung dịch 2 tế bào lông hút hấp thu nước. D. Trong cả 3 dung dịch tế bào lông hút đều bị mất nước. II/ Tự luận (3đ) Câu 1 (2,0 đ): Phân biệt hai con đường vận chuyển nước từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ, hai con đường vận chuyển nước ở thân, hai con đường thoát hơi nước ở lá. Câu 2 (0,5 đ): Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? Câu 3 (0,5 đ): Các nhóm vi khuẩn như Rhizobium, Anabaena, Clostridium… nhờ có đặc điểm gì mà có khả năng cố định N khí quyển? Quá trình cố định N khí quyển cần những điều kiện nào? Lưu ý: Học sinh khuyết tật không làm câu 2, 3 phần tự luận Sinh-- M· ®Ò:704-- 10/26/2022-- Trang 3 / 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2