intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN SINH LỚP 11 Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 50 phút; (28 câu trắc nghiệm+tự luận) I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Dị hóa là? A. Phân giải các chất hấp thụ B. Giải phóng năng lượng C. Thải các chất ra ngoài môi trường D. A và B đúng Câu 2: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là? A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể D. Cả A, B và C đều đúng Câu 3: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là? A. Mặt trời B.Đất C.Nước D.Không khí Câu 4: Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là gì? A. Là sự chênh lệch của năng lượng từ dạng này sang dạng khác B. Là sự cân bằng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác C. Là sự giữ nghuyên trạng thái năng lượng D. Là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật? A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ. B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt. C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao. D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây. Câu 6: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu? A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. qua mạch gỗ C. từ mạch rây sang mạch gỗ D. từ mạch gỗ sang mạch rây Câu 7: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường? A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi. C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi. D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi. Câu 8: Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa A. lá và rễ. B. cành và lá. C. rễ và thân. D. thân và lá. Câu 9: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Sắt. B. Lưu huỳnh. C. Mangan. D. Bo. Câu 10: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion. C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu. Câu 11: Quang hợp là gì? A. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Histerine và oxy từ khí và H2O B. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O C. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Amylase và oxy từ khí và H2O D. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Glutamine và oxy từ khí và H2O Câu 12: Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. + C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH. Câu 13: Năng suất sinh họclà tổng lượng chất khô tích lũy được A. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. B. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. C. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. D. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. Trang 1/3 - Mã đề thi 001
  2. Câu 14: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là? A.Rễ B. Thân C.Lá D.Cành Câu 15: Giai đoạn đường phân diễn ra tại? A. Ti thể B. Màng tế bào C. Lục lạp D.Tế bào chất Câu 16: Hô hấp ở thực vật có những con đường nào? A. Hô hấp hiếu khí và hô hấp trung gian B.Hô hấp bán bảo toàn và hô hấp hoàn toàn C. Hô hấp kỵ khí và lên men D.Hô hấp hiếu khí và lên men Câu 17: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái? A. Các phương án dưới đều đúng B. .Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào C. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt D. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím Câu 18: Hình bên dưới là quá trình gì? E. A. Đào thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường. B. Lấy các chất cần thiết từ môi trường. C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. D. Chuyển hóa các chất trong tế bào. Câu 19: Dự đoán những quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra khi một con báo đang chạy? A. - Hóa năng → Động năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo. - Hóa năng → Nhiệt năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng B. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo. - Hóa năng → Nhiệt năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng. C. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo. - Nhiệt năng → Hóa năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng D. - Hóa năng → Cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo, tạo ra sự vận động chạy của con báo. - Hóa năng → Điện năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng Câu 20: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có? A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. Câu 21: Trong các thành phần sau đây, thứ tự nào đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ cây? (1) Lông hút (2) mạch gỗ (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ (4) tế bào nội bì (5) trung trụ (6) tế bào chất các tế bào vỏ A. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2). B. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2). C. Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2). D. Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2). Câu 22: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì 1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao. 2. Cây bụi, thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước ban đêm, nhất là khi trời lạnh. 3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá. 4. Cây bụi, cây thân thảo không có mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện A. 2, 4 B. 2, 3 C. 1, 2. 3 D. 2, 3, 4 Trang 2/3 - Mã đề thi 001
  3. Câu 23: Những cây nào được kể tên thuộc nhóm thực vật C3? A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Lúa, khoai, sắn, đậu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 24: Trật tự nào là đúng các giai đoạn trong chu trình Calvin? A. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2. B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → khử APG thành AlPG. C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2. D. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). Câu 25: Do đâu mà diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng? A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn. B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần. C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối. D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá. Câu 26: Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4? (1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP (2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần (3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi (4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần (5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm (6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch (7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp (8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển Phương án trả lời đúng là? A. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8) B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6) C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6) D. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6) Câu 27: Phản ứng của quá trình đường phân có thể viết như thế nào? A. Glucose + 3NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 3NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q B. Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 4ATP + 2H+ + 2H2O + Q C. Glucose + 2NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q D. Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 4NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q Câu 28: Vì sao ở rễ là nơi diễn ra quá trình hô hấp hiếu khí mạnh mẽ nhất? A. Để tạo ra áp suất thẩm thấu nhỏ giúp lông hút lấy được ít nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động nhỏ của cây B. Rễ là nơi thấp nhất, chôn sâu trong lòng đất C. Để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút lấy được nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động sống của cây D. Để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút đấy các chất lên và kéo các chất về. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu hỏi 1: Trình bày quá trình trao đổi nước và khoáng ở nhóm thực vật trên cạn bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau (1,5đ) Giai đoạn Cơ quan thực hiện Con đường Vai trò Hấp thụ nước và khoáng ? ? ? Vận chuyển nước và khoáng ? ? ? Câu hỏi 2 Tại sao khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng sẽ có biểu hiện rễ bị thối hỏng, cây bị chết ? (1,5) -------- --------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: ............................. Trang 3/3 - Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0