intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 401 (Đề gồm 03 trang) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ....................... I. Trắc nghiệm:(7,0 điểm) Câu 1: Quá trình nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? A. Phân giải các chất từ môi trường và hấp thụ các chất. B. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất. C. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào. D. Thải các chất vào môi trường. Câu 2: Quang tự dưỡng là phương thức A. sinh vật sử dụng nguồn carbon(chủ yếu là CO2) và nguồn năng lượng từ chất vô cơ (H2S, NO2-,…) -> tổng hợp các hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. B. sinh vật sử dụng chất vô cơ, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng -> tổng hợp các hợp chất hữu cơ cần thết cho cơ thể và tích lũy năng lượng. C. sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật khác thông qua tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất để xây dựng cơ thể, tích luỹ và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. D. sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật dị dưỡng hoặc sinh vật khác thông qua tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất để xây dựng cơ thể, tích luỹ và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. Câu 3: Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút theo cơ chế nào? A. Thẩm tách. B. Thẩm thấu. C. Chủ động. D. Nhập bào. Câu 4: Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ? A. Quản bào và tế bào kèm. B. Ống rây và mạch gỗ. C. Quản bào và mạch ống. D. Ống rây và tế bào kèm. Câu 5: Thoát hơi nước ở lá thực hiện chủ yếu qua con đường nào? A. Qua khí khổng. B. Qua cutin. C. Qua khí lớp biểu bì. D. Qua mô giậu. Câu 6: Hệ sắc tố quang hợp gồm A. carotenoid. B. carotenoid, diệp lục a và b. C. diệp lục. D. lục lạp. Câu 7: Hô hấp ở thực vật diễn ra theo 2 con đường đó là A. đường phân và lên men. B. krebs và lên men. C. hô hấp hiếu khí và lên men. D. chuỗi truyền electeron và lên men. Câu 8: Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu? A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân. Câu 9: Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn là A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất. B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất. Đề 401| 1
  2. C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải. D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất. Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa? A. Giun đất, chim, thú, châu chấu. B. Trùng roi, trùng đế giày, amip. C. Trùng roi, trùng đế dày, cá, thằn lằn D. Thủy tức, san hô, hải quỳ, giun dẹp Câu 11: Ở động vật ngoài trao đổi khí quá bề mặt cơ thể thì còn hình thức trao đổi khí nào? A. Qua mang và qua phổi. B. Qua hệ thống ống khí và qua mang. C. Qua hệ thống ống khí; qua phổi. D. Qua hệ thống ống khí; qua mang và qua phổi. Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang? A. Cá chép, ốc, tôm, cua. B. Giun đất, giun dẹp, chân khớp. C. Cá, ếch, nhái, bò sát. D. Giun tròn, trùng roi, giáp xác. Câu 13. Trong các trường hợp sau: (1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa nitrogen thành nitrate. (2) Quá trình cố định nitrogen bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitrogen hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. (3) Nguồn nitrogen do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. (4) Nguồn nitrogen trong nham thạch do núi lửa phun. Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrogen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Phát biểu nào sai khi nói về quá trình khử nitrate ở thực vật? A. Quá trình chuyển nitrogen từ dạng NO3- thành dạng NH4+ gọi là quá trình khử nitrate. B. Quá trình khử nitrate có sự tham gia của enzyme nitrite reductase. C. Enzyme nitrate reductase xúc tác cho phản ứng chuyển NO3- thành NO2-. D. Amino acid là sản phẩm cuối cùng của quá trình khử nitrate. Câu 15: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây? A. Sự thay đổi kích thước của cây. B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây. C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây. D. Sự thay đổi màu sắc lá trên cây. Câu 16. Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2. D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2. Câu 17: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp ý nào sau đây là không đúng? A. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần. B. Từ điểm bão hòa CO2 trở đi, nồng độ CO2 tăng dần thì cường độ quang hợp giảm dần. C. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần. D. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 35 – 450C rồi sau đó giảm mạnh. Câu 18: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp. Đề 401| 2
  3. B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep. C. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân. Câu 19: Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn? A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào. C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống. D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào. Câu 20: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. Tiêu hóa ngoại bào nhờ (enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và tiếp tục tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi. D. Tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản. Câu 21: Thông khí nhờ hoạt động của các cơ hô hấp (thay đổi thể tích khoang thân) phối hợp với đóng mở các van lỗ thở. Đây là diễn biến của hình thức trao đổi khí nào ? A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí. C. Qua mang. D. Qua phổi. II. Tự luận:(3,0 điểm) Câu 1: Tại sao trong trồng trọt người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao?(1,0 điểm) Câu 2: Vận dụng hiểu biết về tiêu hóa, em hãy xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho lứa tuổi thanh thiếu niên để giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả? (1,0 điểm) Câu 3: Ta ̣i sao khi nuôi ế ch và giun đấ t, người nuôi phả i giữ cho môi trường nuôi luôn ẩ m ướt?(1,0 điểm) ----------------------------------- HẾT--------------------------------- Đề 401| 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2