intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN VẬT LÍ - Lớp 10 Ngày kiểm tra: 2/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra có 4 trang) Mã đề 101 Họ và tên học sinh:……….……………………….......................Lớp:..................SBD:............ ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km mất 0,5 h. Tốc độ trung bình của chiếc xe đó là A. 20 km/h. B. 80 km/h. C. 39,5 km/h. D. 40,5 km/h. Câu 2: Khi phát hiện người bị điện giật ta cần phải A. dùng tay không kéo người bị giật điện. B. sử dụng vật cách điện tách người ra khỏi nguồn điện. C. dùng thanh kim loại tách người ra khỏi nguồn điện. D. dùng gỗ ướt tách người ra khỏi nguồn điện. Câu 3: Đơn vị nào sau đây có thứ nguyên là M[khối lượng]? A. miligam. B. Giờ. C. gam/mol. D. Niuton. Câu 4: Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. Câu 5: Một người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Kết luận nào sau đây đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 6: Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B như hình vẽ. Chọn điểm O làm gốc toạ độ, chiều dương từ điểm O đến điểm A . Độ dịch chuyển của vật là A. 8m. B. -8m. C. 2m. D. -2m. Câu 7: Cần chú ý đến điều gì khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời? A. Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp. B. Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian, tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp C. Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian D. Reset lại đồng hồ đo thời gian rồi tắt nguồn điện. Câu 8: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Mã đề 101 Trang 1/4
  2. Câu 9: Khi đo chiều dài của chiếc bút chì, một học sinh viết được kết quả: l  6,0  0,3  cm  . Sai số tương đối của phép đo đó là A. 5%. B. 3%. C. 6%. D. 4%. Câu 10: Sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế bằng cách A. thực hiện phép đo nhiều lần, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao. B. hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao. C. thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo. D. hiệu chỉnh dụng cụ đo, thực hiện phép đo nhiều lần. Câu 11: Phương pháp nghiên cứu của Vật lí là A. phương pháp thực nghiệm, mọi lĩnh vực của vật lí chỉ cần dùng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu. B. phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm, hai phương pháp có tính bổ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định. C. phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm, hai phương pháp có tính bổ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định. D. phương pháp lí thuyết, mọi lĩnh vực của vật lí chỉ cần dùng phương pháp lí thuyết để nghiên cứu. Câu 12: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. Câu 13: Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển trong khoảng thời gian t . Công thức vận tốc trung bình của vật là Câu 14: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp. B. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. D. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. Câu 15: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 16: Phép đo trực tiếp của một đại lượng Vật lí là phép A. so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo. B. so sánh gián tiếp qua dụng cụ đo. C. so sánh không thông qua dụng cụ đo. D. đo đại lượng thứ nhất rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức. Câu 17: Mục tiêu của Vật lí là A. tìm hiểu quy luật vận động của năng lượng. B. tìm hiểu quy luật vận động của vật chất. C. tìm hiểu tuy luật vận động của con người. D. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ. Câu 18: Hệ quy chiếu gồm các yếu tố A. hệ trục toạ độ và đồng hồ đo thời gian. Mã đề 101 Trang 2/4
  3. B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian. C. vật làm gốc, hệ trục toạ độ. D. vật làm gốc, hệ trục toạ độ và đồng hồ đo thời gian. Câu 19: An đi bộ từ nhà đến trường, nhà cách trường 1,5 km. Do quên tập tài liệu nên An quay về nhà để lấy. Quãng đường mà An đi được trong cả quá trình là A. 2,25 km. B. 1,5 km. C. 0 km. D. 3 km. Câu 20: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng A. đồng hồ. B. thước. C. Tốc kế. D. Đồng hồ và thước. Câu 21: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên? A. . B. . C. . D. . Câu 22: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây thuộc về cấp độ vi mô của vật lí? A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng gió. B. Tương tác giữa các điện tích. C. Chuyển động của các hành tinh. D. Thấu kính và các loại gương. Câu 23: Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật. B. Bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại. C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. D. Sử dụng ngay các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm mà không cần kiểm tra. Câu 24: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là A. Cơ học, nhiệt học, điện học, quang học. B. Các dạng vận động của sinh vật và năng lượng. C. Vật lí nguyên tử và hạt nhân. D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Câu 25: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 26: Biển báo ở hình dưới đây có ý nghĩa gì? A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt. B. Cảnh báo chất phóng xạ. C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng. D. Cảnh báo nguy cơ chất độc. Câu 27: Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì? A. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A B. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B C. Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B. D. Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B. Câu 28: Hình dưới mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô chạy trên đường thẳng. Vận tốc trung bình của xe bằng A. 45 km/h. B. 90 km/h. C. – 45km/h. D. –90 km/h. II. ----------------------------------------------- Mã đề 101 Trang 3/4
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Bài 1. (1 điểm) Hai người cùng đo chiều dài của một cánh cửa sổ, viết được kết quả lần lượt như sau: - Người thứ nhất: d = 130 ± 1cm - Người thứ hai: d = 130 ± 2cm Trong hai người, ai là người đo chính xác hơn ? Vì sao ? Bài 2. (1 điểm) Một vật chuyển động thẳng có đồ thị (d – t) được mô tả như hình. a. Hãy mô tả chuyển động của vật trong 2 giây đầu. b. Xác định tốc độ tức thời của vật đó ở vị trí A. Bài 3. (1 điểm) Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10/2020, dòng lũ có tốc độ lên đến khoảng 4 m/s. Bộ Quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8 m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ khoảng 2 km. Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 4/4
  5. SỞ GD&ĐT KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ LỢI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN VẬT LÍ - Lớp 10 Ngày kiểm tra: 2/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Mã 101 102 103 104 105 106 107 108 1 B C D A C C D A 2 B A A C D B D D 3 A C C D D A B C 4 A C D C A D B D 5 A A D C C C A D 6 D A C A B A D C 7 B C B B D A B A 8 C B D D D A A D 9 A C A B A B C B 10 C B B D A D C C 11 C A C A A D C C 12 B B A D D B B D 13 B A B A D C D A 14 C B B C A D A A 15 B D A A C A B C 16 A D A B D C C B 17 D A C D B B A B 18 D B D D B B D A 19 D D B A B D D D 20 D B A B B D A B 21 C B B B C A B A 22 B D D C C B A C 23 D D C D B A A B 24 D D C B A B C B 25 A B A B B C C B 26 B A B C A C B A 27 C D C C C D B C 28 A C D A C C C B II. TỰ LUẬN (Mã đề lẻ tự luận đề 1: Mã đề chẳn tự luận đề 2)
  6. Đề 1 Bài Lời giải Điểm - Sai số tương đối của phép đo của người thứ nhất: 0,25đ 𝛥𝑑1 1 𝛿𝑑1 = . 100% = . 100% = 0,76% ̅̅̅ 𝑑1 130 1 - Sai số tương đối của phép đo của người thứ hai: 0,25đ (1 điểm) 𝛥𝑑2 2 𝛿𝑑2 = . 100% = . 100% = 1,53% ̅̅̅ 𝑑2 130 - Do 1   2 nên người thứ nhất đo chính xác hơn người thứ hai 0,5đ Câu a. Trong 2 giây đầu vật chuyển động thẳng đều theo chiều 0,5đ dương. 2 (1 Câu b. Tốc độ tức thời của vật tại vị trí A 0,5đ điểm) Gọi: (1): Ca nô (2): Dòng nước (3): Bờ sông Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ca nô 0,25đ 3 Ta có: v13  v12  v23 ⋮ (1 điểm) - Vì Ca nô chuyển động cùng hướng với dòng nước nên 0,25đ 𝑣13 = 𝑣12 + 𝑣23    = 8 + 4 = 12 𝑚/𝑠 0.5đ - Thời gian để đội cứu hộ đến được chổ người bị nạn. 𝑑 2000 𝑡= = = 166,6(𝑠) 𝑣13 12 Đề 2 Bài Lời giải Điểm - Sai số tương đối của phép đo của người thứ nhất: 𝛥𝑙1 2 0,25đ 𝛿𝑙1 = . 100% = . 100% = 1,69% ̅ 𝑙1 118 1 - Sai số tương đối của phép đo của người thứ hai: 0,25đ (1 điểm) 𝛥𝑙2 1 𝛿𝑙2 = . 100% = . 100% = 0,84% ̅ 𝑙2 118 0,5đ - Do 𝛿2 < 𝛿1 nên người thứ hai đo chính xác hơn người thứ nhất Câu a. Từ giây thứ hai đến giây thứ 3 vật đang đứng yên. 0, 5đ Câu b. Tốc độ tức thời của vật tại vị trí C. 0,5đ 2 (1 điểm)
  7. Gọi: (1): Ca nô (2): Dòng nước (3): Bờ sông Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ca nô 0,25đ 3 Ta có: v13  v12  v23 ⋮ (1 điểm) - Vì Ca nô chuyển động ngược hướng với dòng nước nên 0,25đ 𝑣13 = 𝑣12 − 𝑣23    = 8 − 4 = 4 (𝑚/𝑠) - Thời gian để đội cứu hộ quay về trạm ban đầu. 𝑑 2000 0,5đ 𝑡= = = 500(𝑠) 𝑣13 4 Lưu ý: - Nếu học sinh giải cách khác đúng cho điểm tương ứng. - Nếu kết quả sai hoặc sai đơn vị 2 lỗi thì trừ 0,25 điểm, cả bài trừ không quá 0,5 điểm . ----- HẾT ----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0