intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 -2025 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn: VẬT LÍ - KHỐI LỚP 12 (Đề này gồm 03 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 202 Họ và tên học sinh…………………………………………………..Lớp…….. Số báo danh…………………………………………………………. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất khí có A. lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh. B. hình dạng xác định. C. lực tương tác giữa các phân tử rất yếu. D. thể tích riêng xác định. Câu 2. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là quá trình A. thăng hoa. B. nóng chảy. C. ngưng tụ. D. đông đặc. Câu 3. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 4. Bằng chứng nào sau đây cho thấy giữa các nguyên tử có khoảng cách? A. Nước nóng trong ấm bay hơi. B. Quả bóng cao su được bơm càng căng thì bay lên càng cao. C. Trộn 50 ml rượu vào 50 ml nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước chưa tới 100 ml. D. Ta không thể bỏ nhiều viên sỏi vào bình thủy tinh chứa nước. Câu 5. Đưa cốc nước lạnh ra ngoài trời nóng thì thấy xuất hiện một lớp nước bám ngoài thành cốc. Đó là do hiện tượng A. bay hơi. B. nóng chảy. C. thăng hoa. D. ngưng tụ. Câu 6. Hơ nóng một chiếc thìa bạc trên ngọn lửa đèn cồn. Khi nhiệt độ của chiếc thìa bạc tăng thì thể tích của nó cũng tăng. Nguyên nhân là do, khi nhiệt độ tăng thì A. các nguyên tử bạc nở ra. B. khoảng cách giữa các nguyên tử bạc tăng lên. C. số nguyên tử bạc trong chiếc thìa tăng lên. D. mật độ nguyên tử trong chiếc thìa bạc tăng lên. Câu 7. "Độ không tuyệt đối" là nhiệt độ ứng với A. 0 K. B. 00C. C. 2730C. D. 273 K. Câu 8. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo nhiệt độ? A. Cân đồng hồ. B. Nhiệt kế. C. Vôn kế. D. Tốc kế. Câu 9. Một vật được làm lạnh từ 100oC xuống 0oC. Vậy nhiệt độ của vật theo thang Kelvin đã giảm đi A. 100 K. B. -100 K. C. 100oC. D. -100oC. Câu 10. Bản tin dự báo thời tiết thông báo rằng nhiệt độ ở Quảng Nam từ 25 oC đến 29oC. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin (đã làm tròn đến phần nguyên)? A. Nhiệt độ từ 302 K đến 306 K. B. Nhiệt độ từ 298 K đến 302 K. C. Nhiệt độ từ 295 K đến 399 K. D. Nhiệt độ từ 290 K đến 294 K. Câu 11. Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của Nhiệt động lực học? A. ΔU = A – Q. B. ΔU = Q –A. C. A = ΔU – Q. D. ΔU = A + Q. Câu 12. Có những cách nào làm thay đổi nội năng của một vật (hoặc hệ vật)? A. Chỉ có truyền nhiệt. B. Chỉ có thực hiện công. C. Truyền nhiệt và thực hiện công. D. Làm thay đổi tốc độ của vật. Câu 13. Một động cơ nhiệt có nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng Q 1 cho bộ phận phát động để bộ phận này chuyển hóa thành công A. Hiệu suất của động cơ T r a n g 1 | 3 – Mã đề 202
  2. A.luôn nhỏ hơn 1. B. luôn thay đổi. C. lớn hơn 1. D. bằng 1. Câu 14. Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công? A. Không đổi. B. Chưa kết luận được. C. Giảm. D. Tăng. Câu 15. Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do nội năng của chất khí A. giảm xuống. B. tăng lên. C. không thay đổi. D. bị mất đi. Câu 16. Nội năng của khối khí xác định tăng 30 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 60 J. Khi đó khối khí đã A. thực hiện công là 90 J. B. nhận công là 30 J. C. thực hiện công là 30 J. D. nhận công là 90 J. Câu 17. Nhiệt hoá hơi riêng là nhiệt lượng cần A. để làm cho một kilogam chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. C. cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi ở nhiệt độ bất kỳ. D. để làm cho một kilogam chất đó hoá hơi ở nhiệt độ xác định. Câu 18. Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây? A. Oát kế. B. Nhiệt lượng kế. C. Đồng hồ bấm giây. D. Thước mét. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI. Câu 1. Hai nhóm học sinh thực hiện đun nóng 100 g nước và 100 g rượu ở cùng nhiệt độ ban đầu là 20oC. Sau đó xử lý số liệu và biểu diễn quá trình đun nóng bằng 2 đồ thi sau: a. Nhiệt độ sôi của rượu là 80oC, của nước là 100oC b. Thời gian từ lúc bắt đầu đun đến lúc nước sôi lớn hơn thời gian từ lúc bắt đầu đun đến lúc rượu sôi. c. Cho biết nhiệt dung riêng của nước lớn hơn rượu. Như vậy nhiệt lượng cần cung cấp cho 100 g nước đến khi nước sôi nhỏ hơn nhiệt lượng cần cung cấp cho 100 g rượu đến khi rượu sôi. d. Trong thời gian 1 phút từ lúc đun thì tốc độ tăng nhiệt độ của nước lớn hơn tốc độ tăng nhiệt độ của rượu. Câu 2. Có một nhiệt kế rượu và một nhiệt kế điện tử. Biết nhiệt kế rượu thông thường có giới hạn đo từ -117oC đến 78oC. Cảm biến của nhiệt kế điện tử là một điện trở nhiệt có phạm vi đo từ 0oC đến 200oC. a. Ở Pháp, có những nơi nhiệt độ không khí xuống đến 238 K và lên đến 315 K. Trong hai nhiệt kế trên, sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ không khí tại những nơi đó là thích hợp. b. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước khi bình thường. c. Nhiệt kế điện tử chỉ sử dụng để đo thân nhiệt cơ thể người. d. Khi đo nhiệt độ trên 90oC cần phải sử dụng nhiệt kế điện tử. Câu 3. Một lượng khí xác định được đặt trong một xilanh kín. Người ta thực hiện công 450 J để nén khí trong một xilanh. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 200 J. a. Người ta thực hiện công lên khối khí nên khối khí nhận công. b. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. T r a n g 2 | 3 – Mã đề 202
  3. c. Nội năng của khí giảm một lượng 250 J. d. Biết quá trình xảy ra là quá trình đẳng áp ở áp suất 2.105 Pa, thể tích khí đã giảm một lượng 2,25 lit. Câu 4. Người ta cần làm nóng chảy khối kim loại đồng có khối lượng 100 g đang ở nhiệt độ 27 oC, đồng nóng chảy ở nhiệt độ 1085oC. Biết đồng có nhiệt dung riêng là 380 J/(kgK), nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg. a. Cần cung cấp nhiệt lượng 380 J để khối đồng tăng lên 1oC. b. Cần cung cấp nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng hoàn toàn khối đồng ở 1085 oC. c. Cần cung cấp nhiệt lượng 40204 J để tăng nhiệt độ khối đồng từ 27oC lên 1085oC. d. Nhiệt lượng ít nhất cần cung cấp cho khối đồng hóa lỏng hoàn toàn từ 27oC là 58204 J. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau: 1. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử. 2. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. 3. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. 4. Các phân tử chuyển động không ngừng. Câu 2. Một khối nước đá có nhiệt độ −3,5 ∘C. Nhiệt độ của khối nước đá đó phải tăng thêm ít nhất a 0C để có thể chuyển thành thể lỏng? (biết điểm nóng chảy của nước đá là 0oC). Giá trị của a là bao nhiêu? Câu 3. Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là thang nhiệt độ Z, có đơn vị là oZ. Trong đó, nhiệt độ của nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là −5 oZ và nhiệt độ nước sôi ở áp suất 1 atm là 105 oZ. Nhiệt độ của vật bằng a 0C làm cho khi đo ở thang nhiệt độ Celcius có giá trị bằng khi đo ở thang nhiệt độ Z. Giá trị của a là bao nhiêu? Câu 4. Một lượng khí trong một xilanh hình trụ bị nung nóng, khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích tăng thêm 0,03 m3 và nội năng tăng thêm 1280 J. Biết áp suất của khối khí là 2.10 5 Pa và không đổi trong quá trình dãn nở. Nhiệt lượng đã truyền cho khí bằng bao nhiêu Jun? Câu 5. Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta bỏ vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi nhiệt độ của miếng sắt bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy miếng sắt ra và bỏ ngay vào một bình nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15°C. Nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5°C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của sắt lần lượt là 4180 J/kgK và 478 J/kgK. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế. Lò nung ở bao nhiêu 0C? (Làm tròn đến phần nguyên) Câu 6. Ba chất lỏng khác nhau A, B, C có nhiệt độ lần lượt là 14°C; 24°C và 34°C. Khi trộn các khối lượng A và B bằng nhau thì nhiệt độ của hỗn hợp là 20°C. Khi trộn các khối lượng B và C bằng nhau thì nhiệt độ của hỗn hợp là 31°C. Nếu trộn lẫn các khối lượng A và C bằng nhau thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp lúc này sẽ là a0C (làm tròn đến một chữ số thập phân). Giá trị của a là bao nhiêu? ------------HẾT------------ T r a n g 3 | 3 – Mã đề 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2