
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
lượt xem 0
download

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9 (MÔ ĐUN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ) - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì II. - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 20% vận dụng; 10% vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm khách quan: 5,0 điểm (gồm 8 câu hỏi ở mức độ nhận biết, 2 câu hỏi ở mức thông hiểu). - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Tổng Mức độ nhận thức Tổng điểm Nội dung Vận dụng TT Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số CH kiến thức cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Một số vấn đề 1 câu 1 câu 2 1,0 chung về cây ăn quả Trải 2.Kĩ thuật trồng, chăm sóc, tỉa 2 câu 1 câu 2 1 3,0 nghiệm cành cây ăn quả. 1 nghề nghiệp 3. Kĩ thuật điều khiển ra hoa, 1 câu 1 câu 1 1 2,5 Mô đun đậu quả trồng cây ăn 4. Nhân giống 3 câu 3 1,5 quả cây ăn quả 5. Tính toán chi phí và hiệu 1 câu 1 1,0 quả kinh tế 6. Nghề trồng cây ăn quả 2 câu 1.0 Tổng 8 TN (4,0 đ) 2 TN (1,0đ) 1 TL (2,0 đ) 1 TL (1,0 đ) 8 3 10 1 TL (2,0đ) Tỉ lệ (%) 40 30 30 50 50 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9 Số câu hỏi theo mức độ Nội dung kiến Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá thức thức đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1. Một số vấn đề Nhận biết: chung về cây ăn - Trình bày được vai trò của cây ăn quả. C2 quả Thông hiểu: - Phân tích được đặc điểm thực vật học của C1 một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương. - Phân tích được yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương. 2. Kĩ thuật trồng, Nhận biết: chăm sóc, tỉa - Nêu được các thời vụ chính trồng cây ăn quả C3 cành cây ăn quả. ở nước ta. - Nêu được các bước trồng cây ăn quả. Mô đun: TRẢI - Nêu được khoảng cách trồng của một số loại C4 NGHIỆM cây ăn quả phổ biến. NGHỀ Thông hiểu: NGHIỆP MÔ - Mô tả được kĩ thuật đào hố, bón phân lót và kĩ ĐUN TRỒNG thuật trồng một số loại cây ăn quả phổ biến. C11 CÂY ĂN QUẢ - Mô tả được kĩ thuật chăm sóc (làm cỏ, vun xới, bón phân thúc, tưới tiêu nước, phòng trừ sâu, bệnh hại) một số loại cây ăn quả phổ biến. - Mô tả được kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cho một số loại cây ăn quả phổ biến. Vận dung: - Vận dụng kiến thức về kĩ thuật trồng, chăm sóc, tỉa cành cây ăn quả vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
- 3. Kĩ thuật điều Thông hiểu: khiển ra hoa, - Trình bày được kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu đậu quả quả trái vụ một số loại cây ăn quả phổ biến C8 bằng phương pháp cơ giới. - Trình bày được kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả trái vụ một số loại cây ăn quả phổ biến. - Giải thích được ý nghĩa của việc điều khiển ra hoa, đậu quả. Vận dung: - Vận dụng kiến thức về kĩ thuật điều khiển cây ăn quả ra hoa, đậu quả trái vụ vào thực tiễn sản C12 xuất ở gia đình, địa phương. 4. Nhân giống Nhận biết: cây ăn quả - Kể tên được các phương pháp nhân giống cây C5 ăn quả. - Nêu được quy trình nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp vô tính. C6,7 Thông hiểu: - Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả. Vận dung: Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính một số loại cây ăn quả phổ biến. 5. Tính toán chi Nhận biết: phí và hiệu quả - Kể tên được các loại chi phí cần thiết để kinh tế trồng cây ăn quả. Thông hiểu: - Trình bày được cách tính hiệu quả kinh tế trong trồng cây ăn quả. - Lập được kế hoạch trồng một số loại cây ăn quả phổ biến. Vận dụng: - Tính toán được chi phí cho việc trồng, chăm sóc một số loại cây ăn quả phổ biến. Vận dụng cao: - Tính toán được hiệu quả kinh tế của việc C13
- trồng một số loại cây ăn quả phổ biến. 6. Nghề trồng Nhận biết: cây ăn quả - Trình bày được đặc điểm cơ bản của nghề C9 trồng cây ăn quả. - Trình bày được yêu cầu đối với người lao C10 động trong nghề trồng cây ăn quả. Thông hiểu: - Phân tích được sự phù hợp giữa khả năng, sở thích của bản thân với yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả. Vận dụng: - Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với nghề trồng cây ăn quả. Tổng cộng 8 TN 2 TN 1 TL 1 TL 1TL
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2024-2025 Họ và tên:…………………… MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Lớp: 9….. (Mô đun:Trồng cây ăn quả) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Trong các cấp cành của cây ăn quả, cành cấp nào thường mang quả? A. cấp 1 và 2. B. cấp 4 và 5. C. cấp 3 và 4. D. cấp 5 và 6. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của các loại cây ăn quả với đời sống con người và nền kinh tế? A. Là nguồn hàng cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. B. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người. C. Thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. D. Nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ uống, ô mai,…. Câu 3. Thời vụ thích hợp cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trồng cây nhãn là từ tháng A. 2 đến tháng 4. B. 6 đến tháng 7. C. 8 đến tháng 9. D. 8 đến tháng 10. Câu 4. Khoảng cách trồng phù hợp đối với cây bưởi thường là A. 4 m x 4 m hoặc 4 m x 5 m. B. 3 m x 3 m hoặc 3 m x 4 m. C. 5 m x 6 m hoặc 6 m x 7 m. D. 5 m x 5 m hoặc 5 m x 6 m. Câu 5. Phương pháp nhân giống bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con là phương pháp nhân giống nào? A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Ghép. D. Nuôi cấy tế bào. Câu 6. Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là A. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. B. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. C. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. D. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm. Câu 7. Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép, thứ tự đúng của các bước là A. Lấy mắt ghép → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Ghép mắt → Chăm sóc cây ghép. B. Ghép mắt → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Lấy mắt ghép → Chăm sóc cây ghép.
- C. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Lấy mắt ghép → Ghép mắt → Chăm sóc cây ghép. D. Lấy mắt ghép → Ghép mắt → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Chăm sóc cây ghép. Câu 8. Để thúc đẩy cây có múi ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ bao nhiêu để tưới quanh gốc cây? A. 0,015% - 0,02%. B. 0,02% - 0,04%. C. 0,01% - 0,02%. D. 0,002% - 0,004%. Câu 9. Đặc điểm nào không phải của nghề trồng cây ăn quả? A. Đối tượng lao động. B. Nội dung lao động. C. Khai thác lâm sản. D. Điều kiện lao động. Câu 10. Đâu không phải là yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả đối với người lao động? A. Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ. B. Có những kĩ năng cơ bản của nghề trồng cây ăn quả. C. Có kiến thức về sinh học, hoá học, kĩ thuật trồng trọt. D. Thường xuyên làm việc trong nhà với máy móc. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11 (2,0 điểm). Mô tả các kĩ thuật: làm cỏ, vun xới; phòng trừ sâu hại; phòng trừ bệnh hại đối với cây nhãn. Câu 12 (2,0 điểm). Cây nhãn hiện nay được trồng rất nhiều ở địa phương em, để tăng hiệu quả kinh tế em cần làm thế nào để điều khiển cây nhãn ra hoa, đậu quả? Câu 13 (1,0 điểm). Hiện tại, vườn của ông A đã trồng được 60 cây bưởi da xanh 5 năm tuổi, cho thu hoạch trung bình 50 quả/cây, trọng lượng bình quân khoảng 2 kg/quả, với giá bán trung bình từ 25.000 đồng/kg. Chi phí: 1/ Giá cây giống: 30.000đ/cây. 2/ Phân bón, thuốc trừ sâu, tiền công chăm sóc, nước tưới, ..của khu vườn: 3.000.000 đồng/năm Em hãy tính toán xem ông A thu được bao nhiêu tiền lãi sau khi trừ các chi phí từ 60 cây bưởi da xanh trên? -------------------------------
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2024-2025 MÔN CÔNG NGHỆ 9 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C D B C A B C D B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 11 (2,0 điểm) - Làm cỏ, vun xới xung quanh gốc từ 2 lần đến 3 lần/năm trong phạm vi tán cây. Có thể trồng xen cây họ Đậu để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại. 0,5 điểm - Phòng trừ sâu hại: + Cắt tỉa, vệ sinh vườn, quét vôi gốc cây. 0,25 điểm + Tuỳ từng loại sâu mà áp dụng biện pháp phù hợp như ngắt bỏ ổ trứng, bắt diệt sâu trưởng thành hoặc sâu non,.. 0,25 điểm + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng. 0,25 điểm - Phòng trừ bệnh hại: + Vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng, thu gom và tiêu huỷ những bộ phận bị bệnh. 0,5 điểm + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng trị nấm và tác nhân truyền bệnh. 0,25 điểm Câu 12 (2,0 điểm): Kĩ thuật điều khiển cây nhãn ra hoa, đậu quả: - Thúc đẩy khả năng ra hoa: + Khoanh vỏ. 0,25 điểm + Chặt rễ. 0,25 điểm + Sử dụng hoá chất. 0,5 điểm - Tăng khả năng đậu quả: Bón bổ sung qua lá một số phân bón đa lượng (0,25 điểm), vi lượng (0,25 điểm) và chất điều hoà sinh trưởng (0,5 điểm) vào thời kì cây ra hoa, đậu quả để tăng khả năng đậu quả và ngăn rụng quả. Câu 13 (1,0 điểm): TT Nội dung chi Số tiền (đồng) Ghi chú 1 Cây giống 60 x 30.000 = 1.800.000 2 Vật tư, công 3.000.000 x 5 = 15.000.000 Tổng chi 16.800.000 Tổng chi = 16.800.000 đồng 0,25 điểm Tổng thu = 50 x 60 x 2 x 25.000 = 150.000.000 đồng. 0,25 điểm Số tiền lãi = 150.000.000 – 16.800.000 = 133.200.000 đồng. 0,5 điểm …………………………………
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II. MÔN CÔNG NGHỆ 9 Câu 1. Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả: + Rễ: hệ rễ cọc và hệ rễ chùm. + Thân và cành: Phần lớn là thân gỗ. Từ thân chính mọc ra cành cấp 1, từ cấp 1 mọc ra cành cấp 2,… Cành cấp 4 và cành cấp 5 thường là cành mang quả. + Lá: lá đơn, lá kép, khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước,… + Hoa: Thường có 3 loại (hoa dực, hoa cái, hoa lưỡng tính) + Quả và hạt: quả mọng (cam, quýt,….), quả hạch (xoài, đào,…). Chúng rất đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, độ cứng,… Câu 2. Vai trò của các loại cây ăn quả với đời sống con người và nền kinh tế: Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người. Là nguồn hàng cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ uống, ô mai,…. Câu 3. Thời vụ thích hợp để trồng cây nhãn: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: tháng 6 đến tháng 7. - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: tháng 8 đến tháng 9. - Miền Bắc: vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4), vụ thu (tháng 8 đến tháng 10). Câu 4. Khoảng cách trồng phù hợp: - Đối với cây bưởi thường là 5 m x 5 m hoặc 5 m x 6 m - Đối với cây cam thường là 4 m x 4 m hoặc 4 m x 5 m - Đối với chanh, quýt 3 m x 3 m hoặc 3 m x 4 m. Câu 5. Giâm cành là phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời cây mẹ. Các bước tiến hành: Bước 1: Chọn cành giâm. Bước 2: Cắt cành giâm Bước 3: Xử lý cành giâm. Bước 4: Cắm cành giâm. Bước 5: Chăm sóc cành giâm. Câu 6: Chiết cành: là phương pháp nhân giống bằng cách cho cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con. Các bước tiến hành: Bước 1: Chọn cành chiết Bước 2: Khoanh vỏ Bước 3: Bó bầu Bước 4: Cắt và giâm cành chiết Câu 7: Ghép là phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép) để tạo nên một cây mới. Các bước tiến hành: Bước 1: Lấy mắt ghép. Bước 2: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép. Bước 3: Ghép mắt. Bước 4: Chăm sóc cây ghép. Câu 8. Kĩ thuật: làm cỏ, vun xớí; phòng trừ sâu, bệnh hại đối với cây nhãn. - Làm cỏ, vun xới xung quanh gốc từ 2 lần đến 3 lần/năm trong phạm vi tán cây. Có thể trồng xen cây họ Đậu để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại.
- - Phòng trừ sâu hại: + Cắt tỉa, vệ sinh vườn, quét vôi gốc cây. + Tuỳ từng loại sâu mà áp dụng biện pháp phù hợp như ngắt bỏ ổ trứng, bắt diệt sâu trưởng thành hoặc sâu non,.. + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng. - Phòng trừ bệnh hại: + Vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng, thu gom và tiêu huỷ những bộ phận bị bệnh. + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng trị nấm và tác nhân truyền bệnh. Câu 9. Kĩ thuật điều khiển cây nhãn ra hoa, đậu quả: - Thúc đẩy khả năng ra hoa: + Khoanh vỏ. + Chặt rễ. + Sử dụng hoá chất. - Tăng khả năng đậu quả:Bón bổ sung qua lá một số phân bón đa lượng, vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng vào thời kì cây ra hoa, đậu quả để tăng khả năng đậu quả và ngăn rụng quả. Câu 10. Thúc đẩy khả năng ra hoa của cây ăn quả có múi sử dụng Paclobutrazol có nồng độ 0,02% - 0,04% để tưới quanh gốc cây. Câu 11. Đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả: Đối tượng lao động: các loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Nội dung lao động: gồm các công việc như nhân giống, làm đất, gieo trồng. Điều kiện lao động: thường xuyên làm việc ngoài trời, tư thế làm việc luôn thay đổi. Câu 12. Yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả đối với người lao động: Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ. Có những kĩ năng cơ bản của nghề trồng cây ăn quả. Có kiến thức về sinh học, hoá học, kĩ thuật trồng trọt. Thường xuyên làm việc ngoài trời, tư thế làm việc luôn thay đổi ---------------------------------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
437 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
316 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
312 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
330 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
322 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
311 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
323 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
309 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
318 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
321 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
302 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
330 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
311 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
321 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
310 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
318 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
336 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
317 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
