intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 103 Câu 1: Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái phái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền A. khiếu nại. B. tham gia quản lí nhà nước. C. bầu cử và ứng cử. D. tố cáo. Câu 2: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở A. phạm vi trung ương. B. mọi phạm vi. C. phạm vi cả nước. D. phạm vi cơ sở. Câu 3: Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Ông H, ông K và chị P. B. Chị P và bà T. C. Ông H và ông K. D. Ông H, ông K và chị D. Câu 4: Công dân thực hiện quyền tố cáo theo hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ XHCN. B. Dân chủ trực tiếp. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ đại diện. Câu 5: Ông B bị gãy chân đang nằm viện.Trong thời gian này lại diễn ra bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo quyền bầu cử của mình, ông B được A. vợ ông B bỏ phiếu giúp cho chồng. B. cán bộ thôn bỏ phiếu giúp ông B. C. hàng xóm bỏ phiếu giúp ông B. D. tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện để ông B tự bỏ phiếu bầu. Câu 6: Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh H đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh H cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Gửi đơn tố cáo. B. Im lặng vì nể nang. C. Nhờ phóng viên viết bài. D. Làm đơn khiếu nại. Câu 7: Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật. B. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. C. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Câu 8: Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là A. cá nhân, tổ chức. B. cán bộ công chức. C. tổ chức. D. cá nhân. Câu 9: Trong trường hợp tại địa phương S có một sô cán bộ xã làm việc cửa quyền hách dịch, có hành vi tham ô tham nhũng, theo em người dân tại địa phương S nên làm gì? A. im lặng để cho cơ quan nhà nước giải quyết. B. báo cảnh sát. C. viết đơn khiếu nại. D. viết đơn tố cáo. Câu 10: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp Trang 1/3 - Mã đề 103
  2. A. được pháp luật cho phép. B. được lãnh đạo , cơ quan đơn vị cho phép. C. do nghi ngờ có tội phạm D. do cần tìm đồ vật bị mất. Câu 11: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. xã hội. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 12: Được chị M là đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút hai trăm triệu đồng của cơ quan sở X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó. Biết chuyện, ông G là Giám đốc sở X đã kí quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở xa và đưa anh T thay vào vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng. Nhân cơ hội đó, chị N đã cố ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Chị N và ông G. B. Chị M, ông G và anh T. C. Chị N, ông G và anh T. D. Chị N và chị K. Câu 13: Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị A. thu hồi. B. phát tán. C. xâm hại. D. ảnh hưởng. Câu 14: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín,điện thoại, điện tín? A. Nhờ bạn viết thư hộ. B. Cho bạn đọc tin nhắn của mình. C. Cho bạn bè số điện thoại của người thân. D. Đọc trộm tin nhắn của người khác. Câu 15: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào? A. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. B. Dân biết, dân làm, dân kiểm tra. C. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Câu 16: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc A. bình đẳng. B. trực tiếp. C. bỏ phiếu kín. D. phổ thông . Câu 17: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 18: Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Câu 19: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối.Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây dã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Chủ tịch xã và ông K. B. Người dân xã X và ông K. C. Chủ tịch và người dân xã X. D. Người dân xã X, kế toán M và ông K. Câu 20: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Văn hóa B. Chính trị. C. Tự do ngôn luận. D. Kinh tế. Câu 21: A là sinh viên ở cùng với B.Trong lúc B không có nhà, A đã đọc thư bố mẹ gửi cho B. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của B ? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Quyền được đảm bảo thông tin cá nhân. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. Trang 2/3 - Mã đề 103
  3. D. Quyền bí mật thông tin. Câu 22: Biết N xem trộm Email của mình, S không biết xử sự như thế nào. Nếu là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật ? A. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. B. Mắng N cho bỏ tức. C. Không nói gì và tở rõ sự bực tức. D. Trực tiếp nói chuyện và nhắc N không làm như vậy nữa. Câu 23: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm A. tuyệt đối. B. bí mật. C. an toàn và bí mật. D. tuyệt đối bí mật. Câu 24: M và T cùng làm ở một công ty, M hiền lành nên được nhiều người yêu quý và thường xuyên có điện thoại và tin nhắn đến hỏi thăm và chúc mừng. Từ đó T sinh ra ghen tỵ với M, một lần M đi chơi với bạn và để quên điện thoại ở phòng. Khi đi làm về T thấy điện thoại của M có tin nhắn, T không ngần ngại đã mở ra đọc và xóa luôn. Hành vi của T đã vi phạm A. quyền đảm bảo thông tin nội bộ. B. quyền tự do cá nhân. C. quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện tín. D. quyền đảm bảo thông tin cá nhân. Câu 25: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Câu 26: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất. B. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy. C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép. D. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Câu 27: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận ở đâu? A. Chỉ ở lớp của mình. B. Ở trường, lớp, gia đình và xã hội. C. Chỉ ở trường mình. D. Ở gia đình và xã hội. Câu 28: Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A. Phạm vi cả nước B. Phạm vi cơ sở. C. Phạm vi huyện xã. D. Phạm vi địa phương. Câu 29: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc quyền A. sáng tạo của công dân. B. bình đẳng của công dân. C. bí mật đời tư của cá nhân. D. an toàn bí mật quốc gia. Câu 30: Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách A. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook. B. phát biểu ở bất cứ nơi nào. C. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền. D. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2