
Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
Họ và tên:……………………………….
Lớp:……….
Điểm Nhận xét Giám thị Giám khảo
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm - Học sinh làm bài ngay trên đề thi này)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần
của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo lực học đường. B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực gia đình. D. Tệ nạn xã hội.
Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp. D. Ba mẹ phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 3. Việc phòng chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới
đây?
A. Bộ luật Hình sự năm 2018. B. Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015.
C. Bộ luật Lao động năm 2020. D. Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 5. Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống,
bạo lực học đường thể hiện ở nghị định nào?
A. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP. B. Nghị định số 86/2022/NĐ-CP.
C. Nghị định số 24/2021/NĐ-CP. D. Nghị định số 127/2021/NĐ-CP.
Câu 6. Nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường là do
A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 7. Trên đường đi học về, A thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác
chặn đường để lấy tiền. Nếu em là A, trong hoàn cảnh đó em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau
đây?
A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra.
B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn.
C. Rút điện thoại ra và quay live stream đăng lên mạng xã hội.
D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn.
Câu 8. Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây bạo lực là gì?
A. Không phải chịu các hình thức kỉ luật.
B. Chỉ có thể tổn thương về thể chất.
C. Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập.
D. Chỉ có thể ảnh hưởng đến tinh thần, giảm kết quả học tập và rèn luyện.
Câu 9. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?
A. Khuyến khích các bạn trong lớp đánh nhau.