Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy
lượt xem 2
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy
- Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Năm học 2023-2024 Tổng MỨC số Điểm số Tên ĐỘ câu bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 7: Phòn g, chống 1 0 3 0 2 0 0 1 6 1 4,5 bạo lực gia đình Bài 8: Lập kế 1 1 3 0 2 0 0 0 6 1 5,5 hoạch chi tiêu Tổng số câu 2 1 6 0 4 0 0 1 12 2 10,0 TN/T L Điểm 0,5 4,0 1,5 0 1,0 0 0 3,0 3,0 7,0 10,0 số Tổng số 4,5 điểm 1,5 điểm 1,0 điểm 3,0 điểm 10 điểm 10 điểm điểm
- 45% 15% 10% 30% 100 % Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì II (2023 - 2024) MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Số câu TL/ Số câu hỏi Câu hỏi Mức độ Yêu cầu TN Nội dung cần đạt TN TL TN TL (số câu) (số câu) Bài 7 6 1 Phòng, - Nhận thức được các chống bạo hình thức bạo lực gia lực gia đình đình và hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất. Nhận biết 1 1 C3 - Nêu được khái niệm bạo lực gia đình và bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình. Thông hiểu - Nhận định được hình 3 C9, thức bạo lực kinh tế C13, trong gia đình. C17 - Biết được các việc nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình. - Bày tỏ được quan điểm với các ý kiến liên quan đến bạo lực
- gia đình. - Biết được hậu quả của bạo lực gia đình. - Biết cách để phòng, chống bạo lực gia đình. C16, Vận dụng 2 - Xử lí những trường C24 hợp bạo lực gia đình. Vận dụng cao Bài 8 6 1 Lập kế Nhận biết được các hoạch chi bước lập kế hoạch chi Nhận biết 1 C5 tiêu tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí. - Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề lập kế hoạch chi tiêu. - Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí. C10, 3 Thông hiểu - Xác định được các C11, bước lập kế hoạch chi C12, tiêu. - Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu. Vận dụng - Xác định được chủ 2 C18, thể biết cách lập kế C20, hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.
- - Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu. Đưa ra được cách giải quyết cho trường hợp C2 Vận dụng cao 1 liên quan đến chi tiêu (TL) hợp lí. UBND HUYỆN CAI LẬY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS HỘI XUÂN NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 (Đề có 03 trang) Ngày kiểm tra: 12 tháng 03 năm 2024 Thời gian làm bài: 45 phút ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐỀ BÀI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay? A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình C. Bạo lực giữa vợ và chồng D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu Câu 2: Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình. C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau. D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội. Câu 4: Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
- C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. Câu 5: Đâu là việc không cần làm khi lập kế hoạch chi tiêu? A. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có B. Xác định các khoản cần chi C. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu D. Xác định khoản tiết kiệm được. Câu 6: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc Câu 7: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình? A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A. C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Câu 8: Chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây để phòng tránh bạo lực gia đình? A. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. B. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. C. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. D. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. Câu 9: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. Câu 10: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook, … Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình. B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.
- C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”. D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết. Câu 11: Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu? Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh, ... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình. A. Bạn K. B. Bạn H. C. Bạn N. D. Hai bạn K và H. Câu 12: P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận. B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm. C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình. D. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy. B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm): Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây? a) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười. b) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập. Câu 2: (4,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ. b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính. c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu. d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi. ––––––––––––––––––––––––––––––––HẾT––––––––––––––––––––––––––––––
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn