“Đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN-HN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN-HN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành
- UBND HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
TRƯỜNG THCS VĨNH KIM NĂM HỌC: 2022-2023
(Đề có 03 trang) MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP 7
Ngày kiểm tra: 18/03/2023
Thời gian làm bài: 45 phút
Em hãy chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau đây:
1. Cách giúp tiết kiệm tiền?
A. Xin tiền ba mẹ nhiều tiền.
B. Xin tiền ông bà nhiều tiền.
C. Không bao giờ tham gia hoạt động vui chơi bên ngoài.
D. Không sử dụng lãng phí điện, nước.
2. Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia
đình?
1. Xác định tổng số tiền hiện có.
2. Hoàn thành kế hoạch chi tiêu.
3. Lập danh sách các khoản phải chi.
4. Xác định những khoản có thể tự làm để tiết kiệm chi phí.
5. Xác định mục đích, thời gian và số lượng người tham gia.
A. 2-1-4-3-5.
B. 4-3-2-1-5.
C. 5-1-3-4-2.
D. 3-1-4-2-5.
3. Đâu là việc A. có thể làm để tiết kiệm tiền mua chiếc cặp mới?
A. Xin tiền ba mẹ nhiều tiền.
B. Xin tiền ông bà nhiều tiền.
C. Thu gom và bán giấy vụn, phế liệu.
D. Làm việc cho người xấu để nhận tiền.
4. Hoạt động nào sau đây thể hiện hoạt động vì cộng đồng:
A. Thiện nguyện, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ…
B. Hút thuốc lá nơi công cộng.
C. Quét dọn nhà cửa.
D. Giúp ông bà tưới cây.
5. Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt
động trong cộng đồng:
A. Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
B. Lễ phép với người lớn, thân thiện, nhường nhịn trẻ nhỏ.
C. Nói lớn tiếng, làm ồn nơi công cộng.
D. Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
1
- 6. Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt
động trong cộng đồng:
A. Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
B. Không cần lễ phép với người lớn, thân thiện, nhường nhịn trẻ nhỏ.
C. Mặc trang phục phù hợp với địa điểm và hoạt động.
D. Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
7. Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng
đồng:
A. Nói lớn tiếng, làm ồn nơi công cộng.
B. Cười cợt người khuyết tật.
C. Hút thuốc lá nơi công cộng.
D. Quét dọn rác.
8. Nguyên tắc cần tuân thủ để sống hòa hợp trong cộng đồng:
A. Không cần hiểu về văn hóa của cộng đồng.
B. Tuân thủ các qui định và văn hóa của cộng đồng.
C. Không cần thân thiện, cởi mở với mọi người trong cộng đồng.
D. không cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt.
9. Khi xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị, một người chen lấn phía trước B. Nếu
là B em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Nếu người chen lên là người già, trẻ nhỏ, em sẽ vui vẻ nhường, ngược lại em sẽ
nhẹ nhàng nhắc nhở.
B. Nắm tay kéo người đó về phía sau.
C. Mắng người đó mất lịch sự.
D. Tặng người đó một cú đấm mạnh.
10. Hành vi, thái độ nào không nên khi em tham gia hoạt động thiện nguyện,
nhân đạo:
A. Thể hiện sự tôn trọng và chia sẻ với đối tượng trao tặng từ mong muốn thực sự của
bản thân.
B.Lựa chọn quần áo, đồ dùng, hiện vật còn sử dụng được và phù hợp với đối tượng
trao tặng.
C. Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng và gói bọc cẩn thận trước khi gửi cho các tổ
chức từ thiện.
D. Lớn tiếng với đối tượng được trao tặng.
11. Em vận động người thân, bạn bè cùng tham gia hoạt động thiện nguyện,
nhân đạo như thế nào?
A. Áp đặt và yêu cầu người thân, bạn bè phải tham gia.
B. Chỉ trích nếu mọi người không tham gia.
C. Đề xuất các khoản đóng góp.
D. Kể cho người thân về hoàn cảnh của người gặp khó khăn cần được giúp đỡ.
12. Hành vi giao tiếp, ứng xử để giữ gìn nếp sống văn minh và tham gia các hoạt
động thiện nguyện của em thể hiện như thế nào?
A. Không cần chào hỏi, thân thiện và cởi mở với mọi người nơi mình sống
B. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh
2
- C. Khỏi cần nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.
D. Không bao giờ giúp đỡ, chia sẻ với mọi người nơi cư trú.
13. Hành vi giao tiếp, ứng xử để giữ gìn nếp sống văn minh và tham gia các hoạt
động thiện nguyện của em thể hiện như thế nào?
A. Không cần chào hỏi, thân thiện và cởi mở với mọi người nơi mình sống
B. Bỏ rác ra môi trường xung quanh.
C. Không làm ồn không gian sinh hoạt chung.
D. Không bao giờ giúp đỡ, chia sẻ với mọi người nơi cư trú.
14. Em hãy chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên;
A. Lũ lụt, xói mòn đất, nhiệt độ mát mẽ.
B. Không khí trong lành, hạn hán, băng tan.
C. Lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, băng tan.
D. Nắng nhẹ, mưa dầm, băng tan.
15. Em hãy chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khoẻ và đời sống
của con người;
A. Lũ lụt, xói mòn đất. gió mát.
B. Không khí trong lành, nắng dịu mát.
C. Nhiệt độ mát mẽ, hạn hán, băng tan.
D. Ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
16. Hoạt động nào là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính;
A. Sử dụng phương tiện: ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay.
B. Sử dụng xe đạp, đi bộ.
C. Trồng trọt.
D. Sử dụng điện năng lượng mặt trời.
17. Hoạt động nào không phải là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính;
A. Hoạt động sản xuất từ các nhà máy.
B. Sử dụng phương tiện: ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Nấu ăn bằng củi, rơm, than, gas….
18. Em có thể thực hiện việc làm phù hợp nào để góp phần giảm thiểu hiệu ứng
nhà kính;
A. Phá rừng, vứt túi nilong.
B. Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
C. Đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng.
D. Không cần tiết kiệm điện, nước.
19. Em có thể thực hiện việc làm phù hợp nào để góp phần giảm thiểu hiệu ứng
nhà kính;
A. Tiết kiệm điện, nước.
B. Phá rừng, vứt túi nilong.
C. Không nên trồng thêm cây xanh.
D. Đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng.
20. Tại khu vực tham quan di tích, danh lam thắng cảnh, việc nào không nên
thực hiện;
A. Trồng thêm cây xanh, hoa cỏ.
B. Vứt rác bừa bãi.
3
- C. Làm tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường.
D. Giữ vệ sinh chung.
----------------------------------------HẾT--------------------------------
4