intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... lớp : ................... Mã đề 137 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I.TRẮC NGHIỆM 7d Câu 1: Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế bằng cách: A. cho canxi cacbua tác dụng với nước B. tách nước từ ancol etylic C. tách hiđro từ etan. D. đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút. Câu 2: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 3: Chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? A. CH3CH=CHCl B. CH3CH=C(CH3)2 C. CH3CH=CH2 D. CH3–C(CH3)=CCl–CH3 Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường? A. toluen. B. propan. C. stiren. D. benzen. Câu 5: Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C 3H4 .Công thức phân tử của của X là A. C3H4 B. C12H16 C. C6H8 D. C9H12 Câu 6: Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với clo (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1), có bao nhiêu sản phẩm thế monoclo là đồng phân cấu tạo? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 7: Ankan có công thức tổng quát là A. CnH2n – 2 (n ≥ 3). B. CnH2n – 6 (n ≥ 6). C. CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n + 2 (n ≥ 1). Câu 8: C4H6 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ankin ? A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 9: Cho propan tác dụng với clo (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính thu được là A. 2,2-điclopropan. B. 2-clopropan. C. 2,3-điclopropan D. 1-clopropan. Câu 10: Chất nào sau đây là ankađien liên hợp A. CH2=CH–CH2 –CH=CH2 B. CH2=C=CH2. C. CH2=C(CH3)-CH=CH2. D. CH2=C=CH – CH3. Câu 11: Cho dãy chất đều mạch hở: C2H6, C2H4, C3H8, C2H3Cl. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được A. xiclohexan B. hexan C. hex-1-en D. 3 hex-1-in Câu 13: Hóa chất để phân biệt: etilen, axetilen, etan là: A. Dung dịch Brom B. Dung dịch AgNO3/NH3, Dung dịch Br2. C. Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3 D. Dung dịch AgNO3 Câu 14: Hiđrocacbon mạch hở nào sau đây là anken? A. C6H6. B. C4H6. C. C3H6. D. C2H6. Câu 15: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là : A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 16: C3H8 có tên gọi là A. etan. B. propin. C. propen. D. propan. Trang 1/2 - Mã đề 137
  2. Câu 17: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính? A. CH3-CH2-CH2-CH2Br. B. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CHBr-CH3. Câu 18: C4H8 có bao nhiêu anken ? A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 19: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là : A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. o-bromtoluen và p-bromtoluen. C. benzyl bromua D. o-bromtoluen và m-bromtoluen. Câu 20: Cho các chất : but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H 2 dư (xúc tác Ni, đung nóng) tạo ra butan ? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: Ankađien không có khả năng tham gia phản ứng A. cộng với hiđro. B. thủy phân. C. trùng hợp. D. cháy. Câu 22: Benzen có tính chất: A. Khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng. B. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa C. Khó thế, khó cộng và bền với các chất oxi hóa D. Dễ thế, dễ cộng và bền với các chất oxi hóa Câu 23: Ankin C5H8 có bao nhiêu đồng phân tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 tạo ra kết tủa? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 24: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí? A. C6H14. B. C3H8. C. C7H16. D. C8H18. Câu 25: Ankan X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là A. C4H10. B. C3H8. C. C2H6. D. CH4. Câu 26: Chất X là đồng đẳng của benzen? Công thức phân tử của X là A. C8H8. B. C5H4. C. C9H10. D. C7H8. Câu 27: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan? A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-1-in. D. Butan. Câu 28: But-2-en có công thức cấu tạo là A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH3-CH2-CH2-CH3. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=CH-CH3. II. TỰ LUẬN: Câu 1.(1đ): Viết phương trình phản ứng . a) Trùng hợp etilen b) Toluen tác dụng với Br2(Fe/ đun nóng/ tỉ lệ mol 1:1) Câu 2. (1đ): Cho 6,72 lít hốn hợp khí X gồm Etan, Etilen và axetilen qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 24,0 gam chất kết tủa. khí thoát ra tiếp tục cho đi qua dung dịch Brom thì làm mất màu vừa đủ lượng dung dịch chứa 16 gam Brom..(thể tích đo đktc) a/ Viết các phương trình phản ứng b/ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được bao nhiêu gam nước. Câu 3 (1đ): Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 anken kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, tỉ khối hơi của A đối với hiđro là 10,4. Đun nóng A với xúc tác Ni tạo thành hỗn hợp B không làm mất màu nước Brom và B có tỉ khối so với hiđro là 52/3. Tìm CTPT của 2 anken Cho H=1; C=12; O=16; Br=80; Ag=108 Trang 2/2 - Mã đề 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2