intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức môn Sinh học chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tại đây nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRƯỜNG THPT TRA GIỮA LƯƠNG NGỌC QUYẾN KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC (Đề thi có 03 trang) 2022-2023 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 009 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… Cho NTK: Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 41. Đặc điểm chung của kim loại kiềm thổ là A. đều rất cứng. B. đều tác dụng với bazơ. C. đều tan trong nước. D. đều có tính khử mạnh. Câu 42. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây? A. Ngâm trong dầu hỏa. B. Ngâm trong etanol. C. Ngâm trong nước. D. Ngâm trong giấm. Câu 43. Ở điều kiện thích hợp, kim loại Ca tác dụng với chất nào sau đây tạo thành oxit? A. O2. B. HCl (dd). C. Cl2. D. H2O. Câu 44. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó? A. Cu. B. Na. C. Al. D. Fe. Câu 45. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là. A. Mg. B. Al. C. Ca. D. Na. Câu 46. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với natri? A. Ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA. B. Mức oxi hóa trong hợp chất +1. C. Kim loại nhẹ, mềm. D. Cấu hình electron [Ne]3s2. Câu 47. Kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 48. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Mg. B. Ba. C. K. D. Al. Câu 49. Kim loại có số oxi hóa +3 duy nhất là A. Na. B. Fe. C. Al. D. Ca. Câu 50. Thành phần chính của đá vôi là A. BaCO3. B. FeCO3. C. CaCO3. D. MgCO3. Câu 51. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường? A. Fe. B. Be. C. Zn. D. Ba. Câu 52. Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 4s1? A. K (Z=19). B. Mg (Z=12). C. Ca (Z=20). D. Na (Z=11). Câu 53. Kim loại nào sau đây khônglà kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Mg. C. Be. D. Ca. Mã đề 009 Trang 1/3
  2. Câu 54. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 55. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? A. Cu. B. Na. C. Al. D. Mg. Câu 56. Ion nào gây nên tính cứng của nước? A. Ca2+, Na+. B. Ca2+, Mg2+. C. Ba2+, Ca2+. D. Mg2+, Na+. Câu 57. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chất X, thấy tạo thành kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết. Chất X là A. AlCl3. B. Fe(NO3)2. C. NaNO3. D. KAlO2. Câu 58. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. C. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. D. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. Câu 59. Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. K, Na, Ca, Ba. B. Cu, Pb, Rb, Ag. C. Al, Hg, Cs, Sr. D. Fe, Zn, Li, Sn. Câu 60. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa? A. CaCl2. B. HCl. C. KCl. D. NaNO3. Câu 61. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. Câu 62. Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch HCl hòa tan được MgO. B. Kim loại Al tan được trong dung dịch KOH. C. Kim loại Ca không tan trong nước. D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. Câu 63. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,55. B. 19,70. C. 59,10. D. 39,40. Câu 64. Hợp chất X là chất rắn màu trắng, không tan trong nước và bền với nhiệt. Công thức X là A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. Al(NO3)3. D. NaAlO2. Câu 65. Dãy các oxit nào nào sau đây đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao? A. Fe2O3, CuO, CaO. B. CuO, PbO, Fe2O3. C. CuO, ZnO, MgO. D. CuO, Al2O3, Cr2O3. Câu 66. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Cho lá Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt dây kim loại Fe trong không khí O2. C. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. D. Đốt dây kim loại Mg trong khí Cl2. Câu 67. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 68. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. NaCl. B. Fe(OH)2. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 69. Hòa tan hoàn toàn 0,92 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là A. Ba. B. Na. C. K. D. Ca. Câu 70. Tiến hành bốn thí nghiệm sau : -Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Mã đề 009 Trang 1/3
  3. Câu 71. Hòa tan hết một lượng hỗn hợp gồm K và Na vào H2O dư, thu được dung dịch X và 0,5376 lít khí H2(đktc). Cho X vào dung dịch FeCl3dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,14. B. 1,712. C. 3,21. D. 1,07. Câu 72. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,168 lít khí H2(ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 4,32. B. 7,80. C. 10,8. D. 10,08. Câu 73. Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,295 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là A. 70%. B. 60%. C. 85%. D. 90%. Câu 74. Cho 3,584 lít khí CO (đktc) phản ứng với 6,4 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2là 20. Giá trị của m là A. 6,4. B. 4,48. C. 7,2. D. 3,2. Câu 75. Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 1,6 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 1,792 lít. B. 1,792 lít hoặc 5,376 lít. C. 4,48 lít hoặc 6,72 lít. D. 5,376 lít. Câu 76. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng hỗn hợp bột Al dư và Fe2O3 trong bình kín. (b) Cho mẩu Ba nhỏ vào dung dịch CuSO4 dư. (c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, thu được khí NO. (d) Cho Zn dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3. (e) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm xảy ra sự khử ion kim loại là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 77. Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào H 2O thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí (đktc). Cho Y vào 250 ml dung dịch gồm H2SO4 0,1M và CuSO4 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Z. A. 5,150. B. 2,490. C. 2,575. D. 2,245. Câu 78. Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hoà tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Giá trị của V là A. 375. B. 300. C. 400. D. 600. Câu 79. Hòa tan 41,04 gam muối MSO 4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,105 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,3735 mol. Giá trị của y là A. 13,440. B. 4,480. C. 8,960. D. 3,376. Câu 80. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lit khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH) 2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 29,52. B. 36,51. C. 27,96. D. 34,18. ------ HẾT ------ Mã đề 009 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0