intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU BÀI KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: KHTN MÔN: KHTN – LỚP 6 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của Thầy Cô: Họ và tên:…………………….…….…….……........ Lớp: …………………….…….…….…………........ I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, giun, ruột khoang, thú. D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Câu 2: Trong các thực vật sau: loại nào chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức? A. Cây bưởi B. Cây thông C. Cây xoài. D. Cây rêu tường Câu 3: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Cung cấp thức ăn B. Lên men bánh, bia, rượu… C. Dùng làm thuốc D. phân hủy xác sinh vật, làm sạch môi trường. Câu 4: Một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống là: A. ốc sên, gián, nhện. B. rắn, ếch, hổ. C. chim sẻ, châu chấu, khỉ. D. cá chép, sứa, mèo. Câu 5: “Sứa” là đại diện của nhóm động vật không xương sống nào? A. Ruột khoang B. Giun C. Chân Khớp D. Thân mềm Câu 6: Đa dạng sinh học là: A. sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. B. sự phong phú về động vật và môi trường sống. C. sự phong phú về thực vật và môi trường sống. D. sự phong phú về nguồn tài nguyên và môi trường sống. Câu 7: Nấm nào sau đây không tốt cho sức khoẻ của con người? A. Nấm rơm B. Nấm mốc C. Nấm linh chi D. Nấm mèo Câu 8: Nấm đa bào là nấm được cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. nhiều tế bào Câu 9: Nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt nhưng chưa có hoa, quả là nhóm: A. Dương xỉ B. Hạt kín C. Hạt trần D. Rêu Câu 10: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào? A. Nấm rơm B. Nấm hương C. Nấm men D. Nấm mộc nhĩ Câu 11: Để phân biệt nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống, ta dựa vào đặc điểm nào? A. Lớp vỏ B. Vỏ calcium. C. Xương cột sống D. Bộ xương ngoài Câu 12: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang? A. Nấm men B. Nấm cốc C. Nấm hương D. Nấm mốc
  2. Câu 13: Trong thực tiễn, nấm có vai trò gì? A. Phân hủy xác sinh vật. B. Cung cấp thức ăn cho con người C. Làm sạch môi trường. D. Không có vai trò gì. Câu 14: Sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác gọi là : A. Khối lượng B. Trọng lực C. Lực D. Trọng lượng Câu 15: Khi thả viên phấn từ trên cao xuống thì lực tác dụng vào viên phấn có hướng: A. Thẳng đứng B. Từ trên xuống dưới C. Nằm ngang D. Thẳng đứng, từ trên xuống dưới. Câu 16: Một số đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống là: A. cá, sâu, nhện. B. cá chép, mèo, thằn lằn. C. chim sẻ, châu chấu, khỉ. D. cá chép, sứa, mực. II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,5 điểm): Nêu đặc điểm của các nhóm thực vật? Câu 18 (1,5 điểm): Nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên, trong đời sống? Câu 19 (1 điểm): Hãy giải thích tại sao nói “rừng là lá phổi xanh “của Trái Đất? Câu 20 (1 điểm): Nêu biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 21 (1 điểm): Một người kéo một khúc gỗ với một lực theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 30N (tỉ xích 1cm ứng với 10N). Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ? BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………....................................................
  3. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU BÀI KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: KHTN MÔN: KHTN – LỚP 6 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của Thầy Cô: Họ và tên:…………………….…….…….……........ Lớp: …………………….…….…….…………........ I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Động vật không xương sống bao gồm: A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp. C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang. D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun. Câu 2: Một số đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống là: A. cá chép, sứa, mèo. B. rắn, ếch, hổ. C. chim sẻ, châu chấu, khỉ. D. ốc sên, gián, nhện. Câu 3: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc? A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm C. Nấm đông trùng hạ thảo D. Nấm rơm Câu 4: Trong tự nhiên, thực vật có vai trò: A. cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật. B. góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và cacbon dioxide. C. cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, làm cảnh,…. D. Cả A và B đều đúng. Câu 5: Một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống là: A. giun, sứa, cá rô. B. chim sẻ, châu chấu, khỉ. C. rắn, ếch, hổ. D. châu chấu, mực, giun đất. Câu 6: Sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống được gọi là: A. thực vật B. động vật C. sinh vật D. đa dạng sinh học Câu 7: Nấm nào sau đây tốt cho sức khoẻ của con người? A. Nấm độc đỏ B. Nấm độc tán trắng C. Nấm linh chi D. Nấm mốc Câu 8: “Cá heo” là đại diện của nhóm động vật có xương sống nào? A. Cá B. Lưỡng cư C. Thú D. Bò sát Câu 9: Nấm đơn bào là nấm được cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào. D. nhiều tế bào Câu 10: Nhóm thực vật chưa có mạch dẫn là nhóm: A. Hạt trần B. Rêu C. Dương xỉ D. Hạt kín Câu 11: Trong các thực vật sau: loại nào có cả hoa, quả và hạt? A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Cây rêu tường D. Cây thông Câu 12: Để phân biệt nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống, ta dựa vào đặc điểm nào? A. Lớp vỏ B. Bộ xương ngoài C. Xương cột sống D. Vỏ calcium.
  4. Câu 13: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào không phải là nấm đa bào? A. Nấm rơm B. Nấm kim châm C. Nấm men D. Nấm mộc nhĩ Câu 14: Trong đời sống, thực vật có vai trò: A. cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, làm cảnh,…. B. cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật. C. điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất. D. góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và cacbon dioxide. Câu 15: Chọn câu đúng nói về khái niệm lực? A. Tác dụng hút của vật này lên vật khác gọi là lực. B. Sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. C. Cọ xát của vật này lên vật khác gọi là lực. D. Tác dụng vật này lên vật khác gọi là lực. Câu 16: Khi kéo khối gỗ sang phải trên mặt sàn ngang thì lực tác dụng vào khối gỗ có hướng: A. nằm ngang B. nằm ngang, từ trái sang phải. C. thẳng đứng D. từ trái sang phải II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,5 điểm): Nêu đặc điểm của các nhóm thực vật? Câu 18 (1,5 điểm): Nêu vai trò của nấm trong tự nhiên, trong thực tiễn? Câu 19 (1 điểm): Hãy giải thích tại sao chúng ta phải “trồng cây gây rừng”? Câu 20 (1 điểm): Nêu biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 21 (1 điểm): Một người nâng một thùng hàng lên cao theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 300 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 100 N). BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. .…………………………………………………………………………………………………………
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 1: I/ TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B D D A A A B D C C C A B C D B II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1,5 điểm) Đặc điểm của các nhóm thực vật là: - Hạt trần: thân gỗ, có mạch dẫn, hạt nằm lộ trên noãn, chưa có hoa, quả. - Hạt kín: có mạch dẫn, có hoa, hạt được bảo vệ trong quả. - Dương xỉ: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. - Rêu: mọc thành từng thảm, chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Câu 18: (1,5 điểm) Vai trò của thực vật trong tự nhiên, trong đời sống: - Vai trò của thực vật trong tự nhiên: cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật, là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và cacbon dioxide, điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất. - Vai trò của thực vật trong đời sống: cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, làm cảnh,…. Câu 19: (1 điểm) Nói “rừng là lá phổi xanh “của Trái Đất vì: Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hoà khí hậu, điều hoà không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống và sản xuất của con người. Câu 20: (1 điểm) Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học là: - Nghiêm cấm phá rừng, cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. - Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm. - Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. - Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Câu 21: (1 điểm) 1cm 10N 0 F F = 30N
  6. ĐỀ 2: I/ TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B B C D D D C C A B A C C A A B II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1,5 điểm) Đặc điểm của các nhóm thực vật là: - Hạt trần: có mạch dẫn, hạt nằm lộ trên noãn, chưa có hoa, quả. - Hạt kín: có mạch dẫn, có hoa, hạt được bảo vệ trong quả. - Dương xỉ: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. - Rêu: mọc thành từng thảm, chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Câu 18: (1,5 điểm) Vai trò của nấm trong tự nhiên, trong thực tiễn: - Vai trò của nấm trong tự nhiên: Nấm có vai trò phân hủy xác sinh vật ( động vật, thực vật) và làm sạch môi trường. - Vai trò của nấm trong thực tiễn: Nấm được sử dụng làm thức ăn cho con người. Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, bánh mì, … Nấm được sử dụng làm dược liệu, thực phẩm chức năng cho cơ thể. Nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học. Câu 19: (1 điểm) Chúng ta “Phải trồng cây gây rừng” vì: cây có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, … Câu 20: (1 điểm) Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học là: - Nghiêm cấm phá rừng, cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. - Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm. - Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. - Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Câu 21: (1 điểm) F 1cm 100N F = 300N A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0