intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Năm học: 2023–2024 Ngày thi: 12/03/2024 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng đáp án đúng. Câu 1. Thực vật nào sau đây không có mạch dẫn? A. Rêu. B. Hạt trần. C. Dương xỉ. D. Hạt kín. Câu 2. Thực vật thuộc ngành nào có cơ quan sinh sản tiến hóa nhất? A. Dương xỉ. B. Rêu. C. Hạt kín. D. Hạt trần. Câu 3. Loài thực vật nào sau đây không phải cây lương thực? A. Đậu tương. B. Lúa nước. C. Khoai tây. D. Lúa mì. Câu 4. Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò A. bảo vệ nguồn nước ngầm. B. Giúp giữ đất, chống xói mòn. C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán. D. Điều hòa khí hậu. Câu 5. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 6. Sinh vật nào sau đây có thể sống trong cơ thể sinh vật khác? A. Sán dây. B. Trai. C. Cà cuống. D. Bọ cánh cứng. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang? A. Đối xứng hai bên. B. Đối xứng lưng – bụng. C. Đối xứng tỏa tròn. D. Đối xứng trước – sau. Câu 8. Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây A. Ruột khoang B. Giun chỉ C. Thân mềm D. Chân khớp Câu 9. Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người? A. Dạ dày. B. Ruột già. C. Ruột non. D. Ruột thừa. Câu 10. Thân mềm nào gây hại cho con người A. Sò. B. Mực. C. Ốc vặn. D. Ốc sên. Câu 11. Loại Giun nào thuộc nhóm Giun dẹp? A. Giun đất. B. Giun đũa. C. Sán dây. D. Giun kim. Câu 12. Động vật có xương sống khác động vật không xương sống ở đặc điểm chính nào sau đây? A. Đa dạng về số lượng loài và môi trường sống. B. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. C. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng. D. Đa dạng về số lượng cá thể và đa dạng lối sống. Câu 13. Động vật có xương sống bao gồm A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. C. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. D. cá, lưỡng cư, ruột khoang, chim, thú. Câu 14. Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn? A. Cá mập. B. Cá đuối. C. Cá voi. D. Cá nhám. Câu 15. Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì? A. Kích thước lớn. B. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt. C. Cơ thể có gai. D. Có màu sắc sặc sỡ. Câu 16. Động vật thuộc lớp bò sát có đặc điểm nào sau đây? A. Da khô, phủ vảy sừng. B. Da trần, da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể. D. Cơ thể có lông mao bao phủ. Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?
  2. A. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi. B. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh. C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng. Câu 18. Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 19. Động vật thuộc lớp nào có cấu tạo cơ thể tiến hóa nhất? A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Chim. D. Thú. Câu 20. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Thảo nguyên. D. Thái Bình Dương. Câu 21. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây? A. Số lượng loài. B. Đa dạng môi trường sống. C. Số lượng cá thể mỗi loài. D. Đa dạng khí hậu, thời tiết. Câu 22. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học? A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng. B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt lưới nhỏ. C. Săn bắt động vật quý hiếm. D. Bảo tồn động vật hoang dã. Câu 23. Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường lạnh là A. Thường hoạt động vào ban đêm. B. Bộ lông dày. C. Chân cao, đệm thịt dày. D. Màu lông trắng hoặc xám. Câu 24. Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật? A. Du canh du cư. B. Trồng cây gây rừng. C. Phá rừng làm nương rẫy. D. Xây dựng các nhà máy thủy điện Câu 25. Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây? A. Kính hiển vi. B. Kính lúp cầm tay. C. Kính thiên văn. D. Kính hồng ngoại. Câu 26. Quan sát vi khuẩn, người ta sử dụng loại kính nào sau đây A. kính hiển vi. B. kính lúp. C. kính thiên văn. D. kính bảo hộ. Câu 27. Ta thường bắt gặp rêu tường ngoài thiên nhiên trong điều kiện môi trường như thế nào? A. Độ ẩm cao, cường độ ánh sáng yếu. B. Độ ẩm thấp, cường độ ánh sáng mạnh. C. Độ ẩm cao, cường độ ánh sáng mạnh. D. Độ ẩm thấp, cường độ ánh sáng yếu. Câu 28. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc? A. Sen. B. Cần sa. C. Mít. D. Dừa. B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm). Nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên? Câu 30 (1,0 điểm). Cho các loài động vật sau: Sứa, mực, rươi, châu chấu a. Hãy sắp xếp các động vật trên theo từng nhóm ngành phù hợp? b. Xác định vai trò của các loài trên với đời sống con người? Câu 31 (1,0 điểm) Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất? --------HẾT--------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0