TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
Năm học: 2024 – 2025
MÃ ĐỀ: KHTN 602
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: KHTN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 20/3/2025
PHẦN I. (4 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi
câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nhóm thực vật nào tiến hóa nhất về sinh sản?
A. Hạt trần. B. Hạt kín. C. Dương xỉ. D. Rêu.
Câu 2. Nấm nhầy thuộc giới:
A. Thực vật. B. Động vật. C. Nguyên sinh. D. Nấm.
Câu 3. Trong các giai đoạn sống của loài sâu bướm, giai đoạn sống nào gây phá hoại mùa màng nhiều
nhất?
A. Bướm. B. Nhộng. C. Sâu. D. Trứng.
Câu 4. Vai trò của thực vật với môi trường là:
A. Làm thuốc. B. Lấy gỗ.
C. Giảm hiệu ứng nhà kính. D. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
Câu 5. Sinh vật nào dưới đây có chân giả?
A. Trùng sốt rét. B. Trùng giày. C. Trùng biến hình. D. Trùng roi xanh.
Câu 6. Hầu hết các loài động vật có đặc điểm:
A. Đơn bào, nhân thực. B. Đơn bào, nhân sơ.
C. Đa bào, nhân sơ. D. Đa bào, nhân thực.
Câu 7. Cơ quan sinh dưỡng của nhóm Hạt trần là:
A. R, thân, lá. B. Thân, lá, nón. C. Rễ, nón, thân. D. Rễ, củ, hoa.
Câu 8. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
A. Hắc lào. B. Tay chân miệng. C. Lao phổi. D. Cúm mùa.
Câu 9. Rễ của rêu tường có đặc điểm gì?
A. Có mạch dẫn. B. Dài và dày. C. Rễ giả. D. Dài và mảnh.
Câu 10. Sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyn.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
D. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
Câu 11. Cơ quan sinh sản của dương xỉ cón gọi là gì?
A. Hoa. B. Nón. C. Túi bào tử. D. Quả.
Câu 12. Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất?
A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt kín. D. Hạt trần.
Câu 13. Trong các nhóm động vật dưới đây, nhóm gồm các động vật gây hại cho con người là:
A. Giun đũa, sán lá gan, ruồi, muỗi. B. San hô, rùa, ếch, chim cánh cụt.
C. Sứa, cua, trai sông, rắn. D. Rết, lươn, rắn hổ mang, chuột túi.
Câu 14. thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống Động
vật có xương sống?
A. Lớp vỏ. B. Vỏ calcium. C. Xương cột sống. D. Bộ xương ngoài.
Câu 15. Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
Mã đề KHTN 602 Trang 1/3
A. Nấm kim châm. B. Nấm men. C. Nấm linh chi. D. Nấm đùi gà.
Câu 16. Vai trò của động vật với con người là:
A. Giúp thụ phấn cho hoa.
B. Giúp cân bằng hệ sinh thái.
C. Giúp phát tán hạt.
D. Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
PHẦN II. (1,5 điểm) Câu trắc nghiệm đúng, sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b
học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
a. Cây rêu, cây ổi, cây hồng xiêm, cây trúc đào.
b. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây phượng.
Câu 2. Khả năng làm mát không khí ở thực vật có được là nhờ quá trình nào?
a. Thực vt có quá trình thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh.
b. Thực vật có quá trình hô hấp ly vào khí carbon dioxide làm không khí thoáng mát hơn.
Câu 3. Cho các phát biểu về các lớp động vật:
a. Lớp Chim là nhóm động vật không có xương sống có mặt khắp mọi nơi trên Trái Đất.
b. Lớp Thú có đặc điểm cơ thể phủ lông mao, có vú hô hấp bằng phổi.
PHẦN III. (1,5 điểm) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Trong các biện pháp dưới đây, có bao nhiêu biện pháp giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?
(1) Ngủ màn.
(2) Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
(3) Diệt bọ gậy.
(4) Phát quang bụi rậm.
Câu 2. Cho các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc đim của nấm?
(1) Sinh vật nhân thực.
(2) Tế bào chứa lục lạp.
(3) Sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
(4) Chỉ có lợi đối với con người.
Câu 3. Cho các loài cây sau: cây táo, cây vải, cây bách tán, cây mai, cây bàng, cây dương xỉ, câyu, cây
bưởi, cây hoa sữa. Có bao nhiêu loài cây thuộc ngành Hạt kín?
Câu 4. Cho các loài cây sau: cây hoàng đàn, cây hoa đào, cây hoa hồng, cây vạn tuế, cây thông, cây lông
culi, cây bách tán, cây bàng. Có bao nhiêu loài cây thuộc ngành Hạt trần?
Câu 5. Cho các loài cây sau: Cây hoa hồng, cây lông culi, cây cỏ bợ, cây húng chanh, cây hoa đồng tiền,
cây dương xỉ, cây bạch đàn. Có bao nhiêu loài cây thuộc ngành Dương xỉ?
Câu 6. Cho các loài động vật sau: cá heo, gấu, nhện, chó, đà điểu, mèo, chuồn chuồn, cá chép, ếch đồng,
giun đất, hổ. Có bao nhiêu loài động vật thuộc lớp Thú?
PHẦN IV. (3 điểm) Tự luận. Học sinh trình bày lời giải chi tiết từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1 (1 điểm). nước ta, bệnh nấm da một bệnh hay gặp, tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 27,3%.
Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm k. Điều kiện thuận lợi để mắc bnh nấm da là nhiệt
độ nóng ẩm 27- 35oC và có nhiều cách lây truyền phổ biến như: nhiễm từ bào tử nấm có trong không khí
môi trường xung quanh, súc vật bị bệnh lây cho người, người lây sang người qua tiếp xúc hoặc dùng
chung các vật dụng cá nhân. Mặc không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng các bệnh
nấm da thường tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong điều trị làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người bệnh.
a. Hãy giải thích vì sao bệnh nấm da lại phổ biến ở nước ta?
b. Em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người.
Câu 2 (1 điểm). Rừng có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và con người. Trong tự nhiên, rừng là nơi
sống của 80% loài động vật sống trên cạn, góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí,
giảm hiệu ứng nhà nh. Ngoài ra, rừng còn giúp hạn chế giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai.
Tuy nhiên, diệnch rừng tự nhiên Việt Nam ngày càng suy giảm: t năm 2016 10,242 triệu ha đến
2023 xuống còn 10,129 triệu ha. Vì vậy, tính đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm mạnh.
Mã đề KHTN 602 Trang 1/3
a. Nguyên nhân nào dẫn đến việc thu hẹp diện tích rừng tự nhiên?
b. Để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở địa phương, em nên làm gì?
Câu 3 (1 điểm). Cho các loài động vật sau: Hổ, Chim cánh cụt, Đà điểu, heo, Ếch đồng, sấu,
cóc Tam Đảo, Rắn hổ mang. Em hãy sắp xếp các loài động vật trên vào các ngành của nhóm động vật
xương sống.
------ HẾT ------
Mã đề KHTN 602 Trang 1/3