intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức

  1. Ma trận đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Tên MỨC Tên bài ĐỘ Tổng % điểm chủ đề ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Tự Tự Tự Tự nghiệ nghiệ nghiệ nghiệ luận luận luận luận m m m m Bài 18: -Biết được -Tìm hiểu về Nam cách thức chế nam châm -Xác định châm được cực Bắc tạo một nam - Tác dụng và cực Nam châm đơn Bài 19: giản của NC đến của thanh Từ các vật liệu nam châm trường -Biết cách khác nhau -Phán đoán làm thay đổi Bài 20: được từ - Nêu được được Trái -Biết giải thích Từ khác niệm từ Đất là từ trường các hiện tượng Số câu: 9 trường phổ và vẽ trường liên quan đến Số điểm: Chủ đề Bài 21: được đường -Sử dụng nam châm vĩnh 3,0đ 6: Từ Nam sức từ quanh -Nêu được được la bàn cửu và nam để tìm hướng châm nam châm cấu tạo của châm điện Tỉ lệ: điện nam châm 30% - Nắm được điện và cực Bắc địa nguyên lý từ và cực Bắc hoạt động địa cực không của NC điện trùng nhau 2TN 1TL 4TN (1,0đ) (1,5đ) 2TN (0,5đ)
  2. Bài 22: -Phát biểu - Viết được -Phân biệt được Vai trò được trao đổi phương trình - Vận dụng quá trình quang của chất và quang hợp được kiến hợp và quá trao chuyển hoá bằng chữ và thức quang trình hô hấp đổi năng lượng bằng kí hiệu hợp và hô hấp chất và tế bào để giải -Giải thích chuyển -Nêu được -Viết được thích các hiện được các vấn đề Chủ đề vai trò trao phương trình tượng trong liên quan đến hoá 7: Trao đổi chất và hô hấp tế bào đời sống hô hấp của con Số câu: NL đổi chuyển hoá người 13 chất và Bài 23: năng lượng - Nêu được - Vận dụng chuyển Quang các yếu tố về hô hấp tế Số điểm: hóa hợp ở - Cấu tạo của ảnh hưởng bào trong 7,0đ năng thực khí khổng đến hô hấp tế thực tiễn để lượng ở vật bào bảo quản thực Tỉ lệ: -Khái niệm 70% sinh phẩm hô hấp tế bào vật. Bài 25: Hô hấp -Khái niệm tế bào quang hợp là Bài 27: gì? 1TL 2TN Trao 1TL 4TN 2TN 2TL 1TL đổi khí (1,5đ) ở SV (2,0đ) (2,5đ) (1,0đ) 8TN 2TL 4TN 3TL 4TN 1TL 1TL Tổng 3,0đ 4,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0đ số điểm 30% 40% 20% 10% 100% Trường THCS Lý Thường Kiệt KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn học: Khoa học tự nhiên 7, năm học: 2023-2024 Thời gian: 90 phút I- Trắc nghiệm (3 điểm)
  3. Câu 1: Khi chúng ta thở thì: A. Cơ liên sườn ngoài co B. Cơ hoành co C. Thể tích lồng ngực giảm D. Thể tích lồng ngực tăng Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm: A. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc. B. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam. C. Chúng hút nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam. D. Chúng hút nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc. Câu 3: : Xác định cực của thanh nam châm AB (hình vẽ). A. A là cực Bắc, B là cực Nam. B. A, B đều là cực Bắc. C. A, B đều là cực Nam. D. A là cực Nam, B là cực Bắc Câu 4: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Câu 5: So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ A. cao hơn. B. thấp hơn. C. gần ngang bằng. D. không thay đổi. Câu 6: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Câu 7: Tại sao cơ thể vận động xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt, toát mồ hôi, tăng nhịp tim và nhịp thở? A. Khi cơ thể vận động cơ thể đang thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. B. Khi cơ thể vận động cơ thể ma sát với mặt đất và không khí khiến cơ thể nóng lên. C. Khi cơ thể vận động cơ thể chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng làm cơ thể nóng lên. D. Khi cơ thể vận động năng lượng được biến đổi thành nhiệt năng khiến cơ thể chúng ta nóng lên.
  4. Câu 8: Quá trình quang hợp ở thực vật có xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây? A. Hoá năng thành nhiệt năng B. Điện năng thành nhiệt năng C. Quang năng thành hoá năng D. Điện năng thành cơ năng Câu 9: Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian cá sẽ chết do: A. da cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. B. mang cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. C. túi khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. D. hệ thống ống khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Câu 10: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài? A. Sen. B. Hoa hồng. C. Ngô. D. Xương rồng Câu 11: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản. A. khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi. B. khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. C. khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi. D. khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản. Câu 12: Nguyên liệu tham gia vào quá trình hô hấp tế bào gồm: A. Nước, carbon dioxide B. Nước, oxygen C. Glucose, carbon dioxide D. Glucose, oxygen II- Tự luận (7 điểm) Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy vẽ chiều đường sức từ còn thiếu ở mỗi thanh nam châm và cực còn thiếu của nam châm theo đề sau: (1đ) a) b) (hút nhau) (đẩy nhau) Câu 2: Quá trình quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp bằng chữ và bằng kí hiệu hoá học? (2đ) Câu 3: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào? Qua đó chỉ ra một số cách bảo quản lương thực, thực phẩm mà em đã học có liên quan đến các yếu tố đó? (2đ) Câu 4: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1đ) Câu 5: Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? (1đ) --------------------------------------Hết-------------------------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
  5. I- Trắc nghiệm (0,25x16) 1C 2C 3A 4B 5A 6C 7A 8C 9B 10D 11B 12D II- Tự luận (6đ) Câu 1: a) N-S N-S b) S-N N-S Câu 2: - Quá trình quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ, đồng thời giải phóng khí oxygen. (1đ) - Phương trình quang hợp bằng chữ: (điều kiện ánh sáng + chất diệp lục) Nước + Carbon dioxide  Glucose + oxygen (0,5đ) - Phương trình bằng kí hiệu hoá học: (điều kiện ánh sáng + chất diệp lục) H2O + CO2  C6H12O6 + O2 (0,5đ) Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào là: (1,0đ) - Nhiệt độ - Hàm lượng nước - Nồng độ oxygen - Nồng độ carbon dioxide * Các biện pháp bảo quản thực phẩm (1,0đ) - Bảo quản lạnh - Bảo quản khô - Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao - Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp Câu 4: Vì làm như vậy sẽ rất dễ bị nghẹt thở do trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí oxygen trong không khí của phòng, đồng thời thải ra rất nhiều khí carbon dioxide. Mà chúng ta cần khí oxygen để hô hấp cho nên làm như vậy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở. Câu 5: Hô hấp tế bào có vai trò đối với cơ thể sinh vật là: - Giúp phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật. - Hô hấp tế bào tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2