intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN KHTN7 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC: 2023-2024 ---------------------------- ---------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề) A. TRẮC NGHIỆM: (4đ) I.Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. Bao quanh một nam châm là gì? A. Từ trường.B. Từ phổ. C. Từ tính. D. Thị trường. Câu 2: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu? A.Công tắc điện (loại thông thường).B. Điện thoại. C. Chuông điện. D.Vô tuyến truyền hình. Câu 3:Nam châm có thể hút được các đồ vật làm bằng vật liệu nào sau đây? A. NhômB. sắtC. ĐồngD. Thủy tinh Câu 4:La bàn có cấu tạo gồm: A. Kim nam châm quay tự do trên trục. ; B. Vỏ kim loại kèm mặt kính. C. Mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi bốn hướng. ; D. Cả ba phương án trên. Câu 5: Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì.................................. A. Các từ cực cùng tên hút nhau, các từ cực khác tên đẩy nhau. B. Các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. C. Các từ cực cùng tên hay khác tên đều hút nhau. D. Các từ cực cùng tên hay khác tên đều đẩy nhau. Câu 6:Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Rơle điện từ. C. La bàn.D. Bàn ủi điện. Câu 7: Chuyển hóa năng lượng là: A. Quá trình cơ thể sinh vật lấy vào các chất từ môi trường. B. Quá trình cơ thể sinh vật thải ra các chất cần thiết ra môi trường. C. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Câu 8:Trong quá trình quang hợp, bào quan lục lạp có vai trò nào sau đây? A. Vận chuyển nước cung cấp cho quá trình quang hợp. B. Chứa chất diệp lục giúp hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. C. Vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác. D. Vận chuyển hơi nước và các sản phẩm quang hợp đi ra khỏi lá. Câu 9: Khí khổng ở lá có chức năng nào sau đây? A. Giúp lá trao đổi khí carbon dioxide với môi trường. B. Giúp lá trao đổi khí oxygen với môi trường. C. Giúp thực hiện thoát hơi nước ra môi trường. D. Cả 3 chức năng trên. Câu 10:Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào gồm: A. Nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbondioxide. B. Nhiệt độ, hàm lượng nước,nồng độ carbon dioxide. C. Nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen.
  2. D. Nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ carbondioxide. Câu 11:Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen. Câu 12:Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào? A. Rễ. B. Hoa. C. Thân. D. Lá. Câu 13:Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng A. 20oC - 25oC ; B. 30oC - 35oC ; C. 15oC - 25oC ; D. 35oC - 40oC Câu 14:Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí ở sinh vật diễn ra như thế nào? A. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide. B. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen. C. Lấy vào khí carbon dioxide và oxygen, thải ra hơi nước. D. Lấy vào hơi nước, thải ra khí carbon dioxide và oxygen. Câu 15:Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một thời gian cá sẽ chết do: A. Da cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. B. Túi khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. C. Mang cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. D. Hệ thống ống khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Câu 16:Quan sát hình, hãy xác định đường đi của khí oxygen qua các cơ quan hô hấp ở người theo đúng thứ tự. A. Mũi → khí quản → thanh quản → phổi→ phế quản. B. Phế quản → phổi → khí quản → thanh quản → mũi. C. Mũi → thanh quản → khí quản → phế quản → phổi. D. Phổi → phế quản → khí quản → thanh quản → mũi. B. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1:(1đ)Nêu ảnh hưởng của dòng diện đến từ trường của nam châm điện? Câu 2:(1đ) Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm? Câu 3:(1đ)Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Câu 4: (1đ)Hãy chọn biện pháp bảo quản phù hợp các loại lương thực thực phẩm sau: Rau muống, quả nho, hạt thóc, cà chua, thịt heo, cá thu, hạt ngô, hạt lạc, quả táo Câu 5:(1đ)Trình bày khái niệm hô hấp tế bào? Viết phương trình hô hấp tế bào? Câu 6:(1đ) a) Giải thích vì sao: Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định? b) Nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
43=>1