TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÃ ĐỀ KHTN701
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: KHTN - KHỐI 7
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra:20/3/2025
PHẦN I. (4 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi
câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Ở người, khi hít vào, không khí lần lượt đi qua
A. khoang mũi, hầu, khí quản, phế quản, phổi, phế nang.
B. khoang mũi, khí quản, phế quản, phổi, phế nang.
C. khoang mũi, hầu, phế quản, phế nang, phổi, khí quản.
D. khoang mũi, khí quản, phế quản, phế nang, phổi.
Câu 2. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Cả ngày và đêm. B. Ban ngày. C. Buổi sáng. D. Ban đêm.
Câu 3. Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?
A. Nhân tế bào. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Ti thể.
Câu 4. Hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây do:
A. Lá cây tiếp tục thoát hơi nước mà không được bổ sung nước từ rễ nữa.
B. Lá cây mất đi khả năng hô hấp nên không tạo ra nước.
C. Lá cây không thể trao đổi khí với môi trường.
D. Lá cây không còn khả năng tự quang hợp.
Câu 5. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào thể hiện như sau:
Khí oxygen + Glucose → … + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt).
Chất còn thiếu trong phương trình trên là:
A. Ánh sáng. B. Muối khoáng.
C. Tinh bột. D. Khí carbon dioxide.
Câu 6. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?
A. Thắp đèn cả ngày và đêm. B. Tăng nhiệt độ trong bể.
C. Đổ thêm nước vào bể cá. D. Thả rong hoặc cây thuỷ sinh khác vào bể cá.
Câu 7. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là:
A. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng, nhiệt đ.
B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ, độ ẩm.
D. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
Câu 8. Quang hợp là quá trình
A. cây sử dụng nước khí oxygen nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp
chất hữu cơ và giải phóng carbon dioxide.
B. cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng
hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
C. các loài sinh vật sử dụng nước khí oxygen nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để
tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng carbon dioxide.
D. các loài sinh vật sử dụng nước khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp
thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
Câu 9. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình
nào?
A. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
B. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình chuyển hoá năng lượng và sinh sản.
Câu 10. Đặc điểm nào của lá phù hợp với vai trò giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp?
A. Tế bào lá chứa nhiều lc lạp. B. Trên phiến lá có nhiều gân lá.
C. Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng. D. Diện tích bề mặt lớn.
Câu 11. Trao đi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
Mã đề KHTN701 Trang 1/3
A. Quang hợp và hô hấp. B. Hô hấp.
C. Thoát hơi nước. D. Quang hợp và thoát hơi nước.
Câu 12. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là
A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
B. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
C. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
Câu 13. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 hoặc CO2 ra ngoài môi trường.
Câu 14. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. O2 và CO2 khuếch tán từ tế bào lá ra môi trường.
Câu 15. Vùng không gian bao quanh nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện có
A. đường sức từ. B. từ trường. C. từ phổ. D. điện tích.
Câu 16. Một trong những sản phẩm của quá trình quang hợp là:
A. Khí Nitrogen. B. Diệp lục. C. Glucose. D. Ánh sáng.
Phần II. (1,5 điểm) Câu trắc nghiệm đúng, sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b học
sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu về nam châm và nam châm điện.
a. Nam châm có thế hút được các vật liệu từ như sắt, thép, đồng…
b. Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non dùng lõi thép thì sau khi nhiễm
từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
Câu 2: Cho hình ảnh về từ trường của Trái Đất.
a. Ti Đất là một nam châm khổng lồ vì Trái Đất hút mọi vật về pa Trái Đất.
b. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau.
Câu 3: Cho các phát biểu về sự chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật.
a. Năng lượng được tích lũy trong cơ thể dưới dạng năng lượng hóa học nhờ quá trình tổng hợp các cht.
b. Nhờ cách thức chuyển hoá năng lượng trong hô hấptế bào thu được nhiu năng lượng hơn, đảm bảo
cho tế bào đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
PHẦN III. (1,5 điểm) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình dưới là mạnh nhất?
Mã đề KHTN701 Trang 1/3
Câu 2: Cho các vật sau: tàu đệm từ trường, máy phát điện, máy khoan, máy bơm nước, cần cẩu điện.
bao nhiêu vật là ứng dụng của nam châm điện?
Câu 3: Cho các nhóm sinh vật sau: thực vật, nấm, to, động vật, vi khuẩn lam. Có bao nhiêu nhóm sinh vật
có khả năng quang hợp?
Câu 4: Cho các yếu tố sau: ánh sáng, nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ, nồng độ khí oxygen, độ
ẩm. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?
Câu 5: Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp giúp cây quang hợp tốt?
(1) Cung cấp đủ nước.
(2) Cung cấp đủ ánh sáng.
(3) Sử dụng phân bón nhiều nhất có thể.
(4) Tăng cường nhiệt độ cao.
(5) Cắt bỏ tất cả các lá của cây.
Câu 6: Cho các loại cây sau: cây lúa, cây lốt, cây phượng, cây xoài, cây vạn nn thanh, cây gừng.
bao nhiêu cây thuộc cây ưa sáng?
PHẦN IV. (3 điểm) Tự luận. Học sinh trình bày lời giải chi tiết từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1 (1 điểm): Ứng dụng của nam châm đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
đời sống hằng ngày đến sản xuất công nghiệp,... Nam châm đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc
làm sạch môi trường nước, đặc biệt trong việc dọn rác sắt vụn dưới lòng sông, lòng kênh. Việc sử dụng
nam châm, đặc biệtcác khối nam châm có kích thước lớn, sức hút mạnh giúp làm sạch môi trường nước
hiệu quả, góp phần bảo vệ hệ sinh thái thuỷ sinhtiết kiệm tài nguyên thông qua việc tái chế các vật liệu
kim loại. Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường cho các khu vực đô thị và nông thôn đang đối mặt
với vấn đề ô nhiễm nước.
a. Ti sao khối nam châm kích thước lớn, sức hút mạnh lại thể sử dụng để dọn rác sắt vụn dưới lòng
sông, lòng kênh?
b. Hãy nêu 2 ứng dụng khác của nam châm trong thực tế.
Câu 2 (1 điểm): Vẽ đường sức từ quanh nam châm ở hình sau:
Hình a
Hình b
Câu 3 (1 điểm): Bảo quản thực phẩm là một phần quan trọng trong việc duy trì chất lượng và an
toàn thực phẩm. Một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến nhất hiện nay
bảo quản lạnh. Thực phẩm được bảo quản lạnh đúng cách sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của
thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm khi được bảo quản quá lâu mặc dù không bị hư hỏng ngay lập
tức nhưng sẽ bị giảm chất lượng, ảnh hưởng đến hương vị, giá trị dinh dưỡng và độ an toàn khi
sử dụng.
a. Ti sao bảo quản thực phẩm trong môi trường lạnh giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm?
b. Ngoài phương pháp bảo quản lạnh, còn có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào khác?
-----Hết-----
Mã đề KHTN701 Trang 1/3