Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 Câu 33. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên? A. Hàm Tử B. Đông Bộ Đầu C. Chương Dương D. Bạch Đằng. Câu 34. Ý nào không phản ánh đúng lý do khoa học tự nhiên từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII không có điều kiện phát triển? A. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử. B. Do khoa học tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến. C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức. D. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời. Câu 35. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ? A. Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta. B. Số công trình khoa học tăng lên. C. Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,... D. Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển. Câu 36. Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII? A. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. B. Nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán. C. Nhiều phường hội được thành lập. D. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài ở Thăng Long. Câu 37. . Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào ? A. Tây Sơn (Bình Định) B. Phủ Quy Nhơn C. Phủ Thừa Thiên (Huế) D. Gia Định Câu 38. Nhận xét nào sau đây là chính xác về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. xuất hiện nhiều phường hội cùng giúp đỡ nhau sản xuất. B. phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, mẫu mã đa dạng. C. phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn. D. nhiều phố xá, cửa hàng được lập nên ở nhiều nơi. Câu 39. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”? A. Trần Hưng Đạo B. Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt D. Trần Thánh Tông Câu 40. Văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có của nó xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. sự du nhập của chữ Quốc ngữ. B. chính sách hạn chế tư tưởng của nhà nước. C. giáo dục bị suy đồi. D. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Câu 41. Ý nào sau đây phản ánh điểm hạn chế của nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. Nạn vỡ đê xảy ra liên miên, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán. B. Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng. C. Nhà nước qua tâm đến sản xuất nông nghiệp . D. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến. 1/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- Câu 42. Cơ sở khẳng định trong các thế kỉ XVI – XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước ? A. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi . B. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa . C. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo . D. Số người truyền đạo Thiên Chúa giáo ngày càng đông . Câu 43. Ý nào sau đây không phải tác dụng của việc buôn bán trong nước ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. Buôn bán phát triển thành một nghề. B. Thúc đẩy phát triển các ngành nghề trong nước. C. Đem lại nguồn thu nhập lớn cho giai cấp tư sản nước ta . D. Cải thiện cuộc sống của nhân dân. Câu 44. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì ? A. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị. B. Giai cấp thống trị nhà Trịnh chuyển sang ăn chới, hưởng thụ. C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu. D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực . Câu 45. Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy những gì? A. Vũ khí, thuốc súng, len dạ. B. Tơ lụa, đường, nông sản quý. C. Vũ khí, len dạ, đồ sứ. D. Bạc, đồng, đạn ,đồ sứ. Câu 46. Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ “gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau”. Đoạn trích trên phản ảnh điều gì về tình hình nước ta cuối thế kỉ XVIII? A. đời sống cực khổ của nhân dân ta. B. chế độ phong kiến bước đầu hình thành. C. quân Tây Sơn tiến hành khởi nghĩa. D. mâu thuẫn xã hội đang diễn ra gay gắt. Câu 47. Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII ? A. Đều kết thúc bằng một trận đánh nhỏ, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù B. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của ba nước đông dương C. Hiếu chiến , phi Nhân đạo đối với kẻ xâm lược . D. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc Câu 48. Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người có đóng góp gì quan trọng cho kho tàng văn học nước Ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học. B. Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú. C. Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. D. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Câu 49. Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là A. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa. B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng. C. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương. D. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng. Câu 50. Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì? A. Kháng chiến chống quân Thanh. B. Kháng chiến chống quân Xiêm. C. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước. D. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh. Câu 51. Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII? A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên B. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán. 2/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- C. Không Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực. D. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng. Câu 52. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là ? A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. B. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài . C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương. D. Do sản phẩm thủ càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán . Câu 53. Nguyễn Huệ có vai trò gì trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, Thanh? A. Thực hiện chính sách tiến bộ đưa đất nước phát triển ổn định. B. Kêu gọi quần chúng, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân. C. Bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Thành lập vương triều mới theo chế độ quân chủ lập hiến. Câu 54. Những việc làm của vương triều Quang Trung sau khi thành lập vương triều có tác dụng gì ? A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ nhưng phụ thuộc. B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị của chúa nguyễn . C. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. D. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm. Câu 55. Một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là ? A. Không Phát triển nhiều thể loại phong phú. B. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa. C. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do D. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ. Câu 56. Biểu hiện nào chứng tỏ sự duy trì của văn học chữ Hán ở Đàng Trong? A. Xuất hiện một số nhà thơ và Hội thơ. B. Văn học dân gian có sự chuyển biến mạnh mẽ. C. Chữ Hán được phổ biến trong nhân dân. D. Sáng tạo nhiều thể thơ chữ Hán mới. Câu 57. Những nhà thơ Nôm nổi tiếng từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII bao gồm A. Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên, Đào Duy Từ. Trần Quang Khải. B. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Trần Quang Khải . C. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu. D. Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu 58. Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785? A. Đây là trận phục kích mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử. B. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”. C. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử. D. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta. Câu 59. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258 ? A. Trần Thủ Độ B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Nhật Duật Câu 60. Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh? A. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt. B. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt. C. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. D. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn. Câu 61. Trong thời gian đầu chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào? A. Sáng tác văn học B. Sáng tạo nghệ thuật. C. Viết văn tự D. Truyền đạo Câu 62. Sau khi chiếm gần nửa đất Nam Bộ vào cuối năm 1784, quân xâm lược Xiêm đã có hành động gì? A. chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại. B. đem 5 vạn quân thủy, bộ tiến sang nước ta. 3/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- C. giúp chúa Nguyễn khôi phục lại chính quyền. D. tổ chức chiến đấu với quân Tây Sơn ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 63. Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút dựa trên nền tảng là A. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. B. sự ủng hộ của nhân dân. C. quân Xiêm đã gần như thất bại hoàn toàn. D. quân Xiêm giành nhiều chiến thắng vang dội. Câu 64. Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? A. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta B. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ nhưng lại phụ thuộc vào Trung Quốc. C. Đánh tan quân Minh, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng D. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến nhà Minh. Câu 65. Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ,do Lê Lợi lãnh đạo là … A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa. B. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương. C. Từ một cuộc chiến tranh địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Căn cứ rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An. Câu 66. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là A. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết. B. không có đường lối kháng chiến đúng đắn. C. quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân. D. không có sự giúp đỡ của nước ngoài. Câu 67. Nguyên nhân để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là A. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn B. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn C. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – Xiêm. D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm Câu 68. Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế trong đó có nước ta? A. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. B. Cuộc cách mạng chất xám ở các nước phương Tây. C. Cuộc phát kiến địa lý. D. Sự phát triển của kĩ thuật đóng thuyền và đồ gốm . Câu 69. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là ? A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh B. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh D. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm Câu 70. Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? A. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi. B. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa. C. Nhiều đô thị hoang tàn . D. Chính sách bế qoan của nhà nước. Câu 71. Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì? A. Sự phản bội của một số binh lính. B. Hành động tàn bạo của quân Minh. C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta. D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta. Câu 72. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương nào sau đây ? A. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc. B. Tích cực chuẩn bị lương thực , vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc . C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc đến . D. Vườn không nhà trống, giặc không lợi dung được gì. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐÁP ÁN TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 40. 001 002 003 004 005 33 D B A D C 34 B D B C A 35 D A D A D 36 A D A A B 37 A C C C D 38 C B D C D 39 C B A D A 40 D C D A B 41 D C A A A 42 A B B B B 43 C A D C D 44 C C C A A 45 B A A B D 46 A C B C C 47 D D D D C 48 B C A B B 49 B D C A B 50 D D C B A 51 D C A C A 52 A A B B B 53 B C C A B 54 C A B D C 55 C B A B A 56 A B C D A 57 D C A D C 58 D A B B D 59 B D D A D 60 C B A D B 61 D A B C B 62 A C C A C 63 B D D B A 64 A A C B B 65 C D D D C 1
- 66 A A D D A 67 B A C A D 68 C B C B A 69 A B B C C 70 B D B D C 71 B D D C D 72 A A D C D 006 007 008 33 C D A 34 D D B 35 D B D 36 C A B 37 B C D 38 C B A 39 A D B 40 A C D 41 D B C 42 B C B 43 A D A 44 D C D 45 C A C 46 C B A 47 A B C 48 B D B 49 D D C 50 C A C 51 A A B 52 C D B 53 B D D 54 B A D 55 A C A 56 A D A 57 D A B 58 C B C 59 C C B 60 B C A 61 A D A 62 C A B 63 B B C 64 D C D 65 A C A 2
- 66 D B C 67 D B D 68 B C C 69 A A C 70 B B D 71 B C D 72 D D A 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 160 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn