ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ
(Đề gồm có 3 trang)
KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024-2025
Môn: LỊCH SỬ – Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ GỐC
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).
Phần I. (3,0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến
câu 12. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây0không0phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình
thành của văn minh Chăm-pa?
A. Địa hình đan xen cao nguyên với đồng bằng.
B. Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
C. Có nhiều cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
D. Nguồn cung cấp nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng.
Câu 2. Văn minh Chăm-pa có nhiều mối liên hệ gần gũi với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh. B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Đông Sơn. D. Văn hóa Phùng Nguyên.
Câu 3. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc. B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ Nôm của Đại Việt. D. chữ La-tinh của La Mã.
Câu 4. Tượng Phật dưới đây thuộc nền văn minh nào?
A. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc. B. Văn minh Chăm-pa.
C. Văn minh Phù Nam. D. Văn minh sông Hồng.
Câu 5. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. nông nghiệp lúa nước. B. săn bắn, hái lượm.
C. thương nghiệp D. thủ công nghiệp.
Câu 6. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác kim loại của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Trống đồng Đông Sơn. C. Tiền đồng Óc Eo.
B. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tượng phật Đồng Dương.
Câu 7. Một trong những bài học quan trọng rút ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại
đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là
A. coi trọng việc áp dụng khoa học - kĩ thuật. B. đẩy mạnh tham gia các liên minh khu vực.
C. chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế. D. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Câu 8.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hằng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng,
tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Hin-đu giáo. C. Thờ thần tự nhiên. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 9. Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì
A. hình thành. B. phát triển rực rỡ. C. suy thoái. D. khủng hoảng.
Câu 10. Sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa Đông Nam Á với văn minh Trung Hoa thông qua con
đường
A. buôn bán và bành trướng xâm lược của Trung Quốc.
B. buôn bán và truyền đạo của các tu sĩ người Trung Quốc.
C. chỉ ảnh hưởng qua con đường giao thương, buôn bán.
D. chỉ thông qua con đường xâm lược của người Trung Quốc.
Câu 11. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước Đông Nam Á đứng trước nguy cơ nào sau đây?
A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.
C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc.
D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.
C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.
D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.
Phần II. (4,0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong
mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho bảng dữ liệu về thành tựu bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận
đại.
Quốc gia Thời gian Tên phát minh
Anh
1764 Máy kéo sợi Gienny của Giêm Hagrivơ.
1769 Máy kéo sợi chạy bằng sức nước Accraitơ.
1784 Máy hơi nước của Giêm Oát.
1814 Đầu máy xe lửa của Xtiphen-xơn.
Đức, Anh,
Nga
Từ giữa thế
kỉ XIX
Các phát minh về điện của các nhà bác học: Ghê-oóc-xi-ôm
(dòng điện), (Mai-cơn Pharađây (hiện tượng cảm ứng điện từ),
Giêm Pre-xcot Giun, Len-xơ...
Anh, Mỹ,
Nga
Từ giữa thế
kỉ XIX đến
đầu thế kỉ
XX
Các phát minh kĩ thuật: động cơ đốt trong, đèn điện, máy phát
điện, ô tô, máy bay, điện thoại, điện tín...
a). Cách mạng công nghiệp thời cận đại mở đầu trong ngành dệt ở nước Anh, thế kỉ XVII.S
b). Bước phát triển của ngành giao thông đường thủy là ra đời đầu máy xe lửa đầu tiên. S
c). Phát minh về điện của các nhà bác học đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.Đ
d). Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai đã chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hóa.Đ
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều người đã đưa ra những “dự đoán tương
lai” phong phú. Phổ biến nhất là dự đoán cho rằng lao động hiện tại sẽ bị AI, Robot và IoT thay
thế. Một trong những dự đoán thuộc kiểu này cho rằng đến năm 2035, 34% lao động tại Anh,
42% lao động tại Mĩ, 49% lao động tại Nhật Bản sẽ bị AI Robot thay thế. Năm 2035, tức
sau 15 năm nữa, người ta cũng dự đoán rằng do lái xe tự động 98% lao động trong ngành
vận tải (taxi, xe buýt, vận chuyển bằng xe tải) sẽ thất nghiệp, các cửa hàng sẽ dần không còn
người phục vụ số lượng người lao động trong lĩnh vực tài chính, bác sĩ, luật cũng giảm
mạnh”.
(Manabu Sato, (Nguyễn Quốc Vương dịch), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục,
NXB Dân trí, Hà Nội, 2023, tr.12)
a). Đoạn liệu đưa ra những dự đoán về sự thay đổi của lực lượng lao động dưới tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đ
b). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ chỉ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho lực lượng lao
động trong tương lai.S
c). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ dẫn đến nguy tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu
sẽ gia tăng.Đ
d). AI, Robot chỉ có thể thay thế sức lao động của con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất.S
Câu 3: Cho bảng dữ liệu về một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ -
trung đại:
Thời gian Lĩnh vực Thành tựu
Đầu công nguyên Tín ngưỡng Thờ Thần Lúa
Thế kỉ IX Kiến trúc Đền Bôrobuađua
Thế kỉ IV Chữ viết Chữ Chăm cổ
Thế kỉ IV- XI Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn
Thế kỉ XIX Văn học Truyện Kiều
a). Tín ngưỡng thờ thần Lúa thể hiện nền nông nghiệp lúa nước ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh
thần của cư dân Đông Nam Á.Đ
b). Chữ Chăm cổ là loại chữ viết ra đời từ rất sớm vào thế kỉ tiếp giáp công nguyên.S
c). Truyện Kiều thành tựu văn học tiêu biểu của người Việt ra đời vào giai đoạn suy yếu,
khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam.Đ
d). Bảng thống thể hiện một số thành tựu của văn minh Đông Nam Á trên lĩnh vực: tín
ngưỡng, điêu khắc, chữ viết, văn hoá, nghệ thuật.S
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
..Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu,
lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm, lấy cầm thú, ba ba làm mắm, lấy
rễ rừng làm muối, lấy cầy (cày) băng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy
ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để đi lại trong rừng rú.
(Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Trẻ - NXB Hồng Bàng, TP.Hồ Chí Minh, 2013,
tr.40)
a). Đoạn trích trên nói về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.S
b). Đoạn trích trên nói về đời sống vật chất của cư dân Chăm Pa - Phù Nam.S
c). Đoạn trích trên cung cấp tri thức về đời sống kinh tế và vật chất của dân Văn Lang - Âu
Lạc.Đ
d). Đoạn trích trên phản ánh đời sống kinh tế và vật chất của cư dân Đại Việt.S
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). Tnh bày thành tựu tiêu biểu về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Từ đó
em hãy rút ra những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn
Lang?
Câu 2 (1,0 điểm). Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ trên internet
nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin đó, em nên
xử lí như thế nào cho đúng?
------------- HẾT -------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinhe:.............................................................................SBD:……………
DUYỆT BGH GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Trần Văn Nghĩa Bnướch Nhứt Lê Thị Thảo