intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian bàm bài :45 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi:021 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận A. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp. B. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp C. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp. D. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp. Câu 2. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. D. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. Câu 3. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là A. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc. B. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp. C. Gác-ni-ê bị chết tại trận. D. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định. Câu 4. Đỉnh cao trong chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với chủ nghĩa phát xít là: A. Để cho Đức “xóa bỏ” hòa ước Véc-xai B. Kí Hiệp định Muy-ních C. Mĩ thực hiện chính sách trung lập D. Để Nhật tự do đánh Đông Bắc Trung Quốc Câu 5. Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định? A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp. B. Thương lượng để quân Pháp rút lui. C. Xây dựng phòng tuyến để phòng ngự. D. Đề nghị quân Pháp đàm phán. Câu 6. Vì sao nói: chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt B. Từ đây, khối Đồng minh chống phát xít hình thành C. Từ đây, chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ D. Từ đây, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường Câu 7. Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của A. nghĩa Quân Trương Định. B. nghĩa quânTrương Quyền. C. nghĩa quân Tôn thất Thuyết. D. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Câu 8. Cuộc chiến tranh chống phát xít thắng lợi dựa vào nguyên nhân nào? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. B. Tương quan lực lượng giữa hai phe phát xít và đồng minh quá chênh lệch. C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô và nhân loại tiến bộ thế giới. D. Phe phát xít chưa chế tạo được bom nguyên tử. Câu 9. Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ? A. Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. B. Pháp chiếm thành Gia Định. C. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Câu 10. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)? Lịch Sử, Mã đề: 021, 3/7/2023. Trang 1 / 3
  2. A. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã. B. Mĩ phát động chiến tranh lạnh. C. Trật tự thế giới 2 cực Ianta sụp đổ D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 11. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là A. Hoàng Diệu. B. Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Tri Phương. D. Phan Thanh Giản. Câu 12. Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào ? A. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất. B. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh. C. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối. D. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì. Câu 13. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, thái độ của Triều Đình đối với nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, ĐịnhTường như thế nào? A. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp. B. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh. C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh. D. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh. Câu 14. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là A. Nguyễn Tri Phương. B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan Thanh Giản. D. Hoàng Diệu. Câu 15. Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), quân Pháp rơi vào tình thế A. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch. B. bị thương vong gần hết. C. bị nghĩa quân bám sát để quấy rối và tiêu diệt. D. bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn. Câu 16. Mục đích nào của Thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam vào cuối TK XIX là cơ bản nhất? A. Giúp nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh C. Hoàn thành xâm chiếm các nước Châu Á D. Biến Việt Nam thành thuộc địa Câu 17. Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945? A. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới. B. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới. C. Thế lực phát xít thắng thế tuyệt đối ở phạm vi toàn châu Âu. D. Tình trạng đối đầu và cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. Câu 18. Trong thời kì 1929 – 1933, kinh tế các nước tư bản có đặc điểm nào sau đây? A. Phát triển xen kẽ suy thoái. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Phát triển “thần kì”. D. Khủng hoảng . Câu 19. Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định (2.1959) A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. B. hoàn thành chiếm Trung kì. C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. Câu 20. Ông là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”. A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Quyền. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam? Lịch Sử, Mã đề: 021, 3/7/2023. Trang 2 / 3
  3. A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết. B. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. C. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 22. Sự kiện nào mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc. B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và kết thúc. D. Chủ nghĩa phát xít hình thành. Câu 23. Nội dung nào sau đây là hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2? A. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. B. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thành công. C. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ trên toàn thế giới. D. Lực lượng Đồng minh chống phát xít được hình thành. Câu 24. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng? A. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp. Câu 25. Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939-1945) là A. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. B. có sự can thiệp của vũ khí hạt nhân. C. tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh thay đổi khi Liên Xô tham chiến. D. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với Liên Xô. Câu 26. Tuyên ngôn Liên hợp quốc ngày 1/1/1942 có ý nghĩa gì? A. Cục diện chính trị thế giới đã thay đổi B. Phe phát xít bắt đầu suy yếu C. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành D. Khôi phục lại chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch Câu 27. Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau B. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản D. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau Câu 28. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây? A. Đức tấn công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. B. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến. C. Nhật tấn công Trân Châu Cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít. D. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi. -------------- Hết ------------- Lịch Sử, Mã đề: 021, 3/7/2023. Trang 3 / 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2