intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 603 I. TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm ) Câu 1: Ở địa phương, điểm đặc biệt trong cải cách của vua Minh Mạng là. A. văn bản hành chính được quy định chặt chẽ. B. chia đất nước thành các tỉnh. C. thành lập Nội các và Cơ mật viện. D. cải tổ hệ thống Văn thư phòng. Câu 2: Năm 1829, vua Minh Mạng cho lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng. Cơ quan này không có nhiệm vụ. A. tiếp nhận và xử lí công văn. B. giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình. C. giúp vua khởi thảo văn bản hành chính. D. coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản. Câu 3: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của A. Đô sát viện và Lục khoa. B. Cơ mật viện và Đô sát viện. C. Cơ mật viện và Lục tự. D. Nội các và Lục Bộ. Câu 4: Thời vua Minh Mạng, ở địa phương, hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống theo thứ tự là A. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng và xã. B. Tỉnh, huyện, châu, xã, tổng và phủ. C. Tỉnh, phủ, huyện, châu, xã và tổng. D. Tỉnh, huyện, phủ, châu, tổng và xã. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số? A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng. B. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp. C. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương. D. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương. Câu 6: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực A. kinh tế. B. văn hóa. C. hành chính. D. giáo dục. Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là A. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty. B. Đô ty,Thừa ty và Hiến ty. C. Thừa ty, Đô ty và Pháp ty. D. Pháp ty, Đô ty và Hiến ty. Câu 8: Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã chia đất nước thành Bắc Thành và Gia Định Thành? A. Minh Mạng. B. Gia Long. C. Thiệu Trị. D. Tự Đức. Câu 9: “Lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc”. Đây là quan điểm của Lê Thánh Tông về A. giáo huấn của đội ngũ quân thường trực. B. rèn luyện đạo đức cho đội ngũ quan lại. C. ý niệm về trách nhiệm của vương quân. D. quan điểm tuyển chọn nhân tài. Câu 10: Quân đội thời Lê sơ bao gồm những bộ phận nào? A. Cấm binh và ngoại binh. B. Cấm quân và quân ở các lộ. C. Quân triều đình và quân địa phương. D. Bộ binh và thủy binh. Câu 11: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản? A. Nội các. B. Thái y viện. C. Đô sát viện. D. Cơ mật viện. Câu 12: Cơ mật viện có chức năng, nhiệm vụ nào? A. Tiếp nhận và xử lý công văn,coi giữ ấn tín B. Tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh C. Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.
  2. D. Giám sát thi hành luật pháp và quy định triều đình. Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng? A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối. B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. C. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ. D. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất. Câu 14: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháí ở địa phương, vua Minh Mạng đã ban hành chế độ A. độ lộc điền. B. quân điền. C. bổng lộc. D. hồi tỵ. Câu 15: Đội ngũ quan lại được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chủ yếu từ A. vương hầu quý tộc thuộc tôn thất nhà Lê. B. các “công thần khai quốc” triều Lê. C. những người đỗ đạt trong các khoa thi. D. các tướng lĩnh quân đội. Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt trước cải cách của vua Lê Thánh Tông ? A. Chế độ ruộng đất tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. B. Sản xuất nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém nhiều năm. C. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô , nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối. D. Đê điều và các công trình thủy lợi không được chăm lo tu sửa. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách của vua Minh Mạng? A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương phân quyền cao độ. B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước. C. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. D. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ. Câu 18: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt? A. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ. B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ. C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. D. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao. Câu 19: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình B. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình, xây dựng thành lũy C. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. D. Bỏ chức tể tướng, lập 6 bộ do vua trực tiếp quản lý Câu 20: Năm 1471, ở nước ta đạo thừa tuyên thứ 13 được lập thêm có tên gọi là A. Quảng Nam. B. Hà Nội. C. Sơn Tây. D. Tây Đô. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông? A. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. B. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục. C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực. D. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. II. TỰ LUẬN ( 3.0 điểm ) Câu 1: Phân tích kết quả , ý nghĩa của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?( 2.0 điểm ) Câu 2: Nêu một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? (1.0 điểm )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2