intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 phút (Đề có 3 trang) (không kể thời gian giao đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề SU111 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách kinh tế nào dưới đây? A. In và phát hành tiền giấy “thông bảo hội sao”. B. Ban hành qui định mới về khoa cử. C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư. D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước. Câu 2: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực A. giáo dục. B. hành chính. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 3: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011? A. Thành Tây Đô (Thanh Hoá). B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV? A. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng. B. Sản xuất nông nghiệp sa sút. C. Thường xuyên mất mùa, đói kém. D. Ruộng đất công ngày càng mở rộng. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành? A. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ. B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc. C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng? A. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước. B. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể. C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực. D. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Câu 7: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan được thành lập 1832 có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình? A. Nội các. B. Đô sát viện. C. Cơ mật viện. D. Quốc Tử Giám. Câu 8: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo A. trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội. B. không có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân. Trang 1/3 - Mã đề SU111
  2. C. bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển. D. bước đầu được du nhập vào Đại Việt. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước. C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia. D. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng. Câu 10: Cuộc cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên được thực hiện dưới triều vua nào của nhà Nguyễn? A. Tự Đức. B. Gia Long. C. Thiệu Trị. D. Minh Mạng. Câu 11: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã A. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh. B. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời. C. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á. D. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh. Câu 12: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thái Tông. D. Lê Thánh Tông. Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hoá-giáo dục của Hồ Quý Ly? A. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm trong mạng lưới trường học. B. Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng và hệ thống phòng thủ. C. Đề cao nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo phát triển. D. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại. Câu 14: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì? A. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần. B. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. C. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo. Câu 15: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là A. quân điền. B. lộc điền. C. thọ điền. D. phúc điền. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông? A. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực. C. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. D. Thúc đẩy lĩnh vực văn hóa - giáo dục phát triển. Câu 17: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì? A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ. B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê. Trang 2/3 - Mã đề SU111
  3. C. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ. D. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê. Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu? A. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân. B. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động. C. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức. D. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm cho xứng đáng với bảng vàng. Câu 19: Một trong những điểm tiến bộ của luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bảo vệ A. phụ nữ goá chồng, trẻ mồ côi, người tàn tật. B. một số quyền lợi chính đáng cho nhân dân. C. quyền, lợi ích của giai cấp thống trị. D. chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi biên cương. Câu 20: Hồng Đức là niên hiệu của vị vua nào sau đây? A. Lê Thánh Tông. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tổ. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng? A. Thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung, quyền lực triều đình còn hạn chế. B. Triều đình trung ương chưa kiểm soát được Bắc Thành và Gia Định thành. C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất. D. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối. II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): Là vị vua có nhiều công lao, được sử sách đánh giá cao, đặc biệt là tiến hành cải cách trên qui mô lớn: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên) anh chị hãy cho biết? a. Đây là nhận định về vị vua nào trong lịch sử Việt Nam. b. Anh (chị) hãy cho biết những đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử Việt Nam. Câu 2 (1 điểm): Bằng kiến thức đã học và nguồn tìm hiểu thêm từ sách, báo, intenet anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) cho biết những bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xậy dựng nền hành chính Việt Nam hiện đại? ------ HẾT ------ (cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 3/3 - Mã đề SU111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2