intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 017 Câu 1: Chiến lược chiến tranh nào đã biểu lộ rõ ràng và phơi bày bộ mặt xâm lược thực sự của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973). B. “Chiến tranh đơn phương” (1954 - 1960). C. “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). D. “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965). Câu 2: Ý nào sau đây phản ánh đúng việc Mĩ tiến hành “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đưa cố vấn Mĩ và tăng cường viện trợ vào miền Nam Việt Nam. B. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968). C. Tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. D. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972). Câu 3: Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 nằm trong chiến lược nào? A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 4: Ý nào sau đây phản ánh không đúng điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"? A. Được thực hiện bằng vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ. B. Quân đội Mĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. C. Đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mĩ. D. Có sự tham gia chiến đấu của quân ngụy Sài Gòn. Câu 5: Mục tiêu cơ bản để Mĩ chuyển từ chiến lược “Chiến tranh cục bộ”( 1965 – 1968) sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) là gì? A. Nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ Mĩ phản đối chiến tranh mạnh mẽ. B. Sự tổn thất nặng nề trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của ta. C. Giảm bớt xương máu quân Mĩ và Đồng minh trên chiến trường. D. Tận dụng xương máu người Việt Nam và Đông Dương cho chiến tranh. Câu 6: Thủ đoạn nào sau đây được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) ở miền Nam Việt Nam? A. Mở các cuộc hành quân "tìm diệt", "bình định". B. Lập ấp chiến lược trên khắp miền Nam. C. Tăng cường quân đồng minh Mĩ. D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 7: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”? A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. Trang 1/4 - Mã đề 017
  2. B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam. C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam. Câu 8: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) là A. đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari. C. chiến thắng Vạn Tường. D. thành lập Mặt trân Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 9: Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973)? A. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Mùa khô 1966-1967. D. Xuân Mậu Thân năm 1968. Câu 10: Ngày 16/5/1955, gắn với sự kiện lịch sử quan trọng nào ở nước ta? A. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. B. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. C. Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I. D. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến về tiêp quản Thủ đô. Câu 11: “Đội quân tóc dài” ra đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Chiến tranh đơn phương”. Câu 12: Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược ? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không’’ năm 1972. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Câu 13: Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam sau thất bại của chiến lược nào? A. “Đông Dương hoá chiến tranh”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Chiến tranh đơn phương”. Câu 14: Một trong những thủ đoạn của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là A. hoà hoãn với Liên Xô để hạn chế sự giúp đỡ đối với cuộc kháng chiến của ta. B. dồn dân lập "ấp chiến lược" và coi đây là “xương sống” của chiến lược. C. sử dụng các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. D. lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV). Câu 15: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong A. cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược 1961-1965. B. đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari 1968 – 1973. C. đấu tranh chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ 1969 - 1973. D. phong trào Đồng khởi 1959-1960. Câu 16: Thắng lợi của ta trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh " (1969 - 1973) của Mĩ là A. Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. Trang 2/4 - Mã đề 017
  3. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Bình Giã. D. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương năm 1970 Câu 17: Vị trí của của cách mạng miền Nam được xác định ở Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (9- 1960) lần thứ III là A. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 18: Trận thắng mở đầu vang dội của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là A. Ấp Bắc (1 -1963). B. Vạn Tường (8 - 1965). C. Đồng Xoài (6 - 1965). D. Bình Giã (12 - 1964). Câu 19: Điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973)? A. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt. B. Sử dụng quân Mỹ và quân đồng minh Mĩ làm lực lượng nòng cốt chiến đấu. C. Thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. D. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. Câu 20: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là A. cố vấn Mĩ. B. quân Mĩ. C. đồng minh Mĩ. D. quân đội Sài Gòn. Câu 21: Thắng lợi từ trận đánh nào dưới đây của ta có ý nghĩa mở đầu cho phong trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam? A. Núi Thành. B. Bình Giã. C. Ấp Bắc. D. Vạn Tường. Câu 22: Nét độc đáo, sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng ta sau năm 1954 thể hiện như thế nào? A. Tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc trên cả nước. B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước. C. Tiến hành cách mạng ở hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau. D. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 23: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Việt Nam là A. miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. C. miền Bắc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau. Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích để xâm lược Đông Dương. B. Tăng cường quân đội Sài Gòn để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường. C. Thoã hiệp với Trung Quốc để hạn chế sự giúp đỡ của nước này đối với cuộc kháng chiến của ta. D. Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất. Câu 25: Điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. thực hiện các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" Trang 3/4 - Mã đề 017
  4. B. nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới C. sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu D. sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu Câu 26: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Chiến thắng Vạn Tường. 2. Chiến thắng Ba Gia. 3. Chiến thắng Ấp Bắc. 4. Phong trào Đồng Khởi. A. 4-3-2-1. B. 1-2-3-4. C. 2-1-3-4. D. 1-3-2-4. Câu 27: Thắng lợi nào có ý nghĩa tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn "vừa đánh, vừa đàm"? A. Hiệp định Pari năm 1973. B. Chiến thắng Ấp Bắc năm 1963. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. D. Đồng khởi (1959-1960). Câu 28: Điểm mới của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Phạm vi chiến tranh mở rộng khắp miền Nam. B. Có sự viện trợ về kinh tế và quân sự của Mĩ. C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại. Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản giữa các chiến lược chiến tranh Mĩ tiến hành ở Việt Nam trong những năm 1961 - 1973 là gì? A. Được tiến hành bằng quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ. B. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. C. Sử dụng quân đội Sài Gòn. D. Tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. Câu 30: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở Việt Nam là gì? A. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. B. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2