intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHTN)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHTN)” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHTN)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 -------------------- (DÀNH CHO BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN) (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 101 .............. Lớp.............. Câu 1. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới? A. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân (1968). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). C. Trận Điện Biên Phủ trên không (1972). D. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 2. Một trong những điểm khác giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là đánh vào A. nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp. B. nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. C. nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiền lực cho chiến tranh. D. nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch. Câu 3. Kế hoạch nhằm bình định miền Nam trong thời gian 18 tháng của Mĩ có tên gọi là A. Dồn dân lập ấp chiến lược. B. Xtalây-Taylor và Giôn xơn-Macnamara. C. Xtalây-Taylor. D. Giôn xơn-Macnamara. Câu 4. Nét nổi bật của tình hình cách mạng miền Nam trong những năm 1957-1959 là A. gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. B. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. C. cần có biện pháp quyết liệt đưa cách mạng vượt qua khó khăn. D. Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, công khai chém giết cán bộ đảng viên ta. Câu 5. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng chủ yếu quân đội A. Mĩ. B. Sài Gòn. C. đồng minh của Mĩ. D. cố vấn Mĩ. Câu 6. Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) đều A. làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Pháp. B. kết hợp đánh du kích, phục kích với công kiên. C. nhằm giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. từng bước làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Câu 7. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954), mặt trận nào có vai trò quyết định trong việc làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của kẻ thù ? A. Chính trị. B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Ngoại giao. Câu 8. Một trong những kết quả đạt được của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là A. buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược miền Nam. B. sự ra đời của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. C. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đưa tay sai mới lên cầm quyền. D. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam. Câu 9. Các Kế hoạch Rơve năm 1949, Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và Nava năm 1953 do thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đều có hạn chế là gì? A. Mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. C. Ra đời trong tình thế sa lầy của chiến tranh xâm lược. D. Đối mặt với phong trào phản chiến của nhân dân tiến bộ Pháp. Câu 10. Hướng tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là A. những địa bàn có lợi cho ta và hạn chế sức mạnh của địch. B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. Mã đề 101 Trang 2/5
  2. C. nơi có tầm quan trọng bậc nhất của địch và là nơi địch mạnh nhất. D. những cứ điểm kiên cố của địch. Câu 11. Nhằm đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương mở chiến dịch A. Tây Nguyên. B. Điện Biên Phủ. C. Thượng Lào. D. Tây Bắc. Câu 12. Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương là A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện. B. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. C. sự hòa hoãn giữa các nước lớn. D. xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. Câu 13. Phương châm tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là A. đánh du kích ngắn ngày. B. đánh chắc, tiến chắc. C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ. D. đánh nhanh, thắng nhanh. Câu 14. Tháng 12/1953, thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu là A. giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. B. xây dựng thành căn cứ lục quân và không quân để thực hiện âm mưu xâm lược toàn Đông Dương. C. chấp nhận một cuộc quyết chiến chiến lược và sẵn sàng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta. D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 15. Nội dung nào sau đây không có trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. B. Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới về lãnh thổ phân chia hai miền Nam - Bắc. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương. D. Các bên thực hiện cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực. Câu 16. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. đấu tranh chống Mĩ, thực hiện thống nhất nước nhà. D. hàn gắn vết thương chiến tranh. Câu 17. Chiến thắng quân sự nào của ta mở ra khả năng quân ta có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Bình Giã (Bà Rịa). C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. An Lão (Bình Định). Câu 18. Điểm giống nhau về tình thế của Pháp khi tiến hành các Kế hoạch Rơve, Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và Kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là A. đã mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. B. đang ở thế chủ động tiến công trên các chiến trường. C. lâm vào thế phòng ngự trên toàn chiến trường Đông Dương. D. đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó. Câu 19. Chủ trương “tiến công vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu” trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam là thực hiện kế sách A. đưa địch đến địa bàn hiểm yếu để đánh. B. đưa địch đến địa bàn khó khăn cho chúng. C. phân tán lực lượng địch ra nhiều nơi để đánh. D. điều địch để đánh địch. Câu 20. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954? A. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. B. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ. C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm. Câu 21. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng nhất chủ trương của Đảng đối với cách mạng miền Nam tại Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1/1959) ? A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang. Mã đề 101 Trang 2/5
  3. C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu, kết hợp với lực lượng chính trị. D. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. Câu 22. Ý nào sau đây phản ánh không đúng điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965- 1968) và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” 91961-1965) của đế quốc Mỹ? A. Đều là những hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ. B. Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất, giành dân. C. Đều phối hợp với hoạt động gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Đều do Mĩ chỉ huy, sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ. Câu 23. Thắng lợi chung trên mặt trận chính trị, ngoại giao của ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” là A. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình được thành lập. B. Cuộc vận động thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. D. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương được triệu tập. Câu 24. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian. 1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 2. Họp Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. 3. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. A. 3, 1, 2. B. 2, 1, 3. C. 1, 3, 2. D. 3, 2, 1. Câu 25. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân miền Nam, cuộc Tiến công Chiến lược năm 1972 đánh dấu A. sự thất bại căn bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn. C. sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. sự sụp đổ hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mĩ. Câu 26. Một trong những ý nghĩa của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam là A. buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. C. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. D. là mốc đánh dấu cách mạng miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”. Câu 27. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ? A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Câu 28. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây: “12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta” ? A. Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 29. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968? A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ. B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. Buộc Mỹ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari. D. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Câu 30. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam đều A. đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. B. tạo ra cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất. C. quy định các bên tham chiến thực hiện chuyển quân theo khu vực. Mã đề 101 Trang 2/5
  4. D. tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Câu 31. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam thể hiện thủ đoạn nào của Mĩ? A. Tận dụng xương máu của người Việt. B. Tăng sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn. C. Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh. D. Quân Mĩ rút quân về nước kết thúc chiến tranh. Câu 32. Chiến thắng quân sự nào của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. C. Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. D. Đại thắng mùa xuân 1975. Câu 33. Chiến thắng nào của quân dân ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Ba Gia D. Chiến thắng Ấp Bắc. Câu 34. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung Đảng (1-1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho Đảng ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước? A. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. C. Kiên trì con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. D. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Câu 35. Một trong những điểm giống nhau của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là A. sử dụng quân Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương. B. lực lượng chủ yếu có vai trò trụ cột là chính quyền và quân đội Sài Gòn. C. mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc và Đông Dương. D. chiến tranh xâm lược miền Nam có hoạt động chống phá miền Bắc. Câu 36. Theo em, bài học kinh nghiệm quý báu nào của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 được Đảng ta vận dụng thành công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? A. Bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ. B. Kết hợp tiến công của quân chủ lực và nổi dậy của nhân dân ở đô thị. C. Kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. D. Mạnh dạn tấn công vào các đô thị tiêu diệt lực lượng quân địch. Câu 37. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với Đại hội lần thứ II (2- 1951) là gì? A. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. B. Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng. C. Thông qua các báo cáo chính trị. D. Thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Câu 38. Chiến thắng nào của quân ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. B. Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Hiệp định Pari được kí kết đầu năm 1973. Câu 39. Trong thời kì từ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi Xuân Mậu Thân 1968. B. Hiệp định Pari về Việt Nam kí kết 1973. C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 D. Cuộc tiến công chiến lược 1972. Câu 40. Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 đã mở ra bước ngoặt mớỉ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ vì A. tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. B. đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân ta. C. quyết định đề hai miền tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước D. từ đây nhân dân miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc, dân chủ. ----- HẾT ------ Mã đề 101 Trang 2/5
  5. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề 101 Trang 2/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2