intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN KHXH -------------------- Thời gian làm bài: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên: ................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 101 .............. Lớp.............. Câu 1. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954? A. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm. B. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ. Câu 2. Một trong những kết quả đạt được của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là A. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đưa tay sai mới lên cầm quyền. B. Sự ra đời của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. C. Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược miền Nam. D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam. Câu 3. Một trong những điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là đánh vào A. nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch. B. nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiền lực cho chiến tranh. C. nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp. D. nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng nhất chủ trương của Đảng đối với cách mạng miền Nam tại Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1/1959) ? A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang. B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu, kết hợp với lực lượng chính trị. C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. Câu 5. Kế hoạch nhằm bình định miền Nam trong thời gian 18 tháng của Mĩ có tên gọi là A. Xtalây-Taylor và Giôn xơn-Macnamara. B. Dồn dân lập ấp chiến lược. C. Xtalây-Taylor. D. Giôn xơn-Macnamara. Câu 6. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng chủ yếu quân đội A. cố vấn Mĩ. B. Sài Gòn. C. Mĩ. D. đồng minh của Mĩ. Câu 7. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. đấu tranh chống Mĩ, thực hiện thống nhất nước nhà. B. hàn gắn vết thương chiến tranh. C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Đông Dương? A. Biên giới thu – đông (1950). B. Việt Bắc thu - đông (1947). C. Điện Biên Phủ (1954). D. Trung Lào (1954). Câu 9. Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) đều A. kết hợp đánh du kích, phục kích với công kiên. B. từng bước làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. C. làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Pháp. D. nhằm giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 10. Ý nào sau đây phản ánh không đúng điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965- 1968) và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của đế quốc Mỹ? Mã đề 101 Trang 2/5
  2. A. Đều do Mĩ chỉ huy, sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ. B. Đều là những hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ. C. Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất, giành dân. D. Đều phối hợp với hoạt động gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 11. Chiến thắng quân sự nào của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Đại thắng mùa xuân 1975. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. D. Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Câu 12. Các Kế hoạch Rơve năm 1949, Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và Nava năm 1953 do thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đều có hạn chế là gì? A. Đối mặt với phong trào phản chiến của nhân dân tiến bộ Pháp. B. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. C. Ra đời trong tình thế sa lầy của chiến tranh xâm lược. D. Mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 13. Chiến thắng quân sự nào của ta mở ra khả năng quân ta có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? A. An Lão (Bình Định). B. Ấp Bắc (Mĩ Tho). C. Ba Gia (Quảng Ngãi). D. Bình Giã (Bà Rịa). Câu 14. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) cuối năm 1965 đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ? A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Chiến tranh đơn phương”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “ Chiến tranh đặc biệt”. Câu 15. Chiến thắng nào của quân dân ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Ba Gia C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Ấp Bắc. Câu 16. Nét nổi bật của tình hình cách mạng miền Nam trong những năm 1957-1959 là A. gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. B. cần có biện pháp quyết liệt đưa cách mạng vượt qua khó khăn. C. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. D. Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, công khai chém giết cán bộ đảng viên ta. Câu 17. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960. C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 18. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung Đảng (1-1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho Đảng ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước? A. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. C. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. D. Kiên trì con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Câu 19. Trong thời kì từ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? A. Cuộc tiến công chiến lược 1972. B. Hiệp định Pari về Việt Nam kí kết 1973. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi Xuân Mậu Thân 1968. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 Câu 20. Chiến thắng nào của quân ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972. B. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Hiệp định Pari được kí kết đầu năm 1973. Câu 21. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Mã đề 101 Trang 2/5
  3. C. Chiến dịch Tây Nguyên. D. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Câu 22. Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là A. chiến tranh xâm lược miền Nam có hoạt động chống phá miền Bắc. B. sử dụng quân Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương. C. mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc và Đông Dương. D. lực lượng chủ yếu có vai trò trụ cột là chính quyền và quân đội Sài Gòn. Câu 23. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là A. sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế đặc biệt sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đi đầu là Liên Xô, Trung Quốc. B. nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết một lòng, lao động cần cù, chiến đấu kiên cường dũng cảm. C. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn, sáng tạo. Câu 24. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968? A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. B. Buộc Mỹ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari. C. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. D. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ. Câu 25. Cách đánh nổi bật của quân ta trong chiến dịch Tây Nguyên là A. đánh điểm diệt viện. B. đánh tổng lực. C. đánh nghi binh. D. đánh chủ lực ngắn ngày. Câu 26. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian. 1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 2. Họp hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. 3. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. A. 1, 3, 2. B. 3, 1, 2. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3. Câu 27. So với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 A. là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân đế quốc. B. đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch, buộc chúng phải đàm phán và rút hết quân về nước. C. giải phóng hoàn toàn miền Bắc tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. D. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng. Câu 28. Thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự của quân dân ta trong Đông - Xuân 1974 - 1975 là A. chiến dịch Tây Nguyên. B. chiến thắng đường 9 - Nam Lào. C. đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Sài Gòn. D. chiến thắng đường 14 - Phước Long. Câu 29. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Đảng đề ra trong A. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974-đầu năm 1975. B. Hội nghị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 21 (cuối năm 1973). D. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương năm 1970. Câu 30. Nội dung nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972? A. Buộc Mĩ ngừng việc ném bom đánh phá miền Bắc. B. Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ. D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. Câu 31. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7/1973) đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là A. tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. B. đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn Mã đề 101 Trang 2/5
  4. C. đế quốc Mỹ. D. đế quốc Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Câu 32. Thắng lợi chung trên mặt trận chính trị, ngoại giao của ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” là A. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình được thành lập. B. Cuộc vận động thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương được triệu tập. D. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. Câu 33. Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào? A. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm1976. B. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. C. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976) và nhấn mạnh năm 1975 là thời cơ. D. Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Câu 34. Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì A. mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của chính quyền và quân đội Sài Gòn. B. làm cho chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. C. đập tan đầu não và sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn. D. đánh bại hoàn toàn chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" của quân đội Sài Gòn. Câu 35. Nội dung nào không phản ánh bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đến năm 1975? A. Tăng cường liên minh quân sự với các nước để đánh kẻ thù. B. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Câu 36. Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn, có tính thời đại sâu sắc? A. Đây là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất nước đầu tiên giành thắng lợi. B. Đây là cuộc chiến tranh phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại. C. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. D. Đây là cuộc đụng đầu lịch sử của một dân tộc nhược tiểu chống lại một đế quốc lớn. Câu 37. Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta giai đoạn 1969-1973 so với giai đoạn 1965-1968 là từng bước đàm phán và A. buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. B. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri. C. buộc Mĩ phá bỏ các căn cứ quân sự. D. buộc Mĩ rút hết quân về nước. Câu 38. Nhận định "Thời cơ chiến lược đã đến ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam" của Đảng ta được đưa ra sau thắng lợi của chiến dịch A. Huế - Đà Nẵng. B. Phước Long, Tây Nguyên C. Phước Long, Huế - Đà Nẵng. D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. Câu 39. Bài học kinh nghiệm có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) được tiếp tục vận dụng trong thời kì hiện nay ở nước ta là A. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. tranh thủ sự ủng hộ của phong trào phản chiến thế giới. C. kết hợp sức mạnh của đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. D. kết hợp sức mạnh tiền tuyến với sức mạnh hậu phương. Câu 40. Bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 được Đảng ta vận dụng thành công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. kết hợp tiến công của quân chủ lực và nổi dậy của nhân dân ở đô thị. B. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ. C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. D. mạnh dạn tấn công vào các đô thị tiêu diệt lực lượng quân địch. ----- HẾT ------ Mã đề 101 Trang 2/5
  5. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề 101 Trang 2/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2