TRƯỜNG THCS THANH XƯƠNG
ĐỀ 01 (Mã 01)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học: 2023–2024
Môn:Lịch sử và địa lý lớp 8- Lịch sử
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên ...............................................................Lớp: .........
Điểm:........................................................Nhận xét của giáo viên.....................................
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chứ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Triều đại phong kiến Trung Quốc phải đương đầu với thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XIX
A. Nam Hán. B. Mãn Thanh. C. nhà Minh. D. nhà Đường.
Câu 2: Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là
A. Lương Khải Siêu. B. Khang Hữu Vi. C. Vua Quang Tự. D. Tôn Trung Sơn.
Câu 3. Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì tương đồng?
A. Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao.
B. Trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật Bản.
C. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. Bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Câu 4. Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm 1840 - 1842 còn được
gọi là
A. “Chiến tranh thuốc phiện”. C. “Chiến tranh lạnh”.
B. “Chiến tranh chớp nhoáng”. D. “Cách mạng nhung”.
Câu 5. >Đến giữa thế kỉ XIX, đế quốc nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và đặt ách cai trị ở Ấn Độ?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ
Câu 6. Trong quá trình khai thác thuộc địa Ấn Độ, trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thực dân
Anh\không>thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh khai thác mỏ. C. Mở mang hệ thống đường giao thông.
B. Phát triển công nghiệp chế biến. D. Kìm hãm công nghiệp chế biến.
Câu 7. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
Câu 8. Đức, Áo - Hung và Italia là những nước thuộc phe
A. Hiệp ước B. Đồng minh C. Liên minh D. Phát xít\
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
a.Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
b.Qua cuộc “Chiến tranh thế giới thứ nhất” em đã rút ra được những bài học gì để góp phần gìn giữ
hòa bình?
Câu 2. ( 1 điểm) Trình bày một vài hiểu biết của em về tác phẩm “Những người khốn khổ của Vích-to
Huy-gô”
B ài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8.
ĐỀ 1 ( MÃ 1)
I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D D A A D A C
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1
(2 điểm)
a.Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:
- Do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau đ
chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải
gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.
- Chiến tranh\ gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu
người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ;
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển các nước đế quốc và tình hình thế
giới sau chiến tranh.
b.Một số bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ nhất về giữ gìn hoà
bình:
- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia
bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.
- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên
truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các
thế lực thù địch.
- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực
bất ổn hiện nay trên thế giới.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì
thị phân biệt màu da.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(1điểm)
Hiểu biết về tác phẩm “Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô”
-Tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô được xuất bản năm 1862
-là tiểu thuyết miêu tả thế giới của những con người nghèo khổ một cách chân
thực và cũng là bài ca tình yêu.
- Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền
văn học thế giới thế kỉ XIX.
0,5
0,5
0,5
( G7i 8: Học sinh có thể trình bày khác nhưng đảm bảo nội dung giáo viên có thể chấm điểm tối đa )