Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 10 Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (4,0 Điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này) “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. (Trích “Lời khuyên cuộc sống…”) [Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song- suy-nghi-ve-cho-va-nhan] 1. (0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính? 2. (1,0 đ) Nội dung bài viết bàn về vấn đề gì trong cuộc sống con người và điều khó khăn ở đây là gì? 3. (1,0 đ) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn từ: “Nhưng xin đừng quá chú trọng … và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.” và phân tích tác dụng của biện pháp đó. 4. (1,5 đ) Em có đồng tình với câu nói: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.” không? Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7-10 dòng) trình bày ý kiến của mình về sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống. II. LÀM VĂN: (6,0) Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi có đoạn: “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Trích, Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, Sgk Ngữ văn 10, tập 2) Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận làm rõ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi. ……………. Hết ……………... Ghi chú: thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: ………………………... ...SBD………………………………. Giám thị: ……………………………………………………………………………
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 10 Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA (Bản Hướng dẫn chấm kiểm tra gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong toàn tổ chấm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Phần/Câu Gợi ý đáp án Điểm PHẦN I. ĐỌC - HIỂU 4,0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 - “Cho” và “nhận” (Suy nghĩ về cho và nhận) (0,5) Câu 2 - Điều khó khăn là: “hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số 1.0 người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay.” (0,5) - Biện pháp tu từ: Điệp từ: “để” và điệp ngữ: “xin đừng” (0,5) Câu 3 - Tác dụng: Nhấn mạnh, xoáy sâu vào lời khuyên của tác giả, làm tăng sức 1.0 biểu cảm cho câu văn (0,5) * Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác đáng, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, … Câu 4 1.5 * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu về nội dung như: đúng hướng, sâu sắc, thuyết phục và sáng tạo. * Gợi ý nội dung: 1
- - Đồng cảm và chia sẻ là biết cảm thông trước sự thiệt thòi, bất hạnh của người khác và giúp đỡ, sẻ chia với họ bằng những việc làm cụ thể… (không nói suôn) - Biết đồng cảm và chia sẻ, con người sẽ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, sống tích cực và ý nghĩa hơn - Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm PHẦN II. LÀM VĂN 6.0 a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc 0,5 lập dân tộc của Nguyễn Trãi trong bài Bình ngô Đại cáo. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp 1 giữa lí lẽ và dẫn chứng (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau) * Dàn ý định hướng: - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận + Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo 0.5 + Xác định vị trí đoạn trích trong toàn văn bản - Tư tưởng nhân nghĩa: “… nhân nghĩa cốt ở yên dân…trước lo trừ bạo” + Nhân nghĩa là yên dân và trừ bạo. + Cụm từ “cốt ở” và “trước lo” có ý nhấn mạnh mối quan tâm hàng đầu. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cuộc sống người dân cần được bảo vệ. Vì vậy, việc diệt gian, “trừ bạo” là cần thiết để giúp cuộc sống người 1,0 dân được an yên “yên dân” + Nghệ thuật đối chặt chẽ giúp làm rõ quan điểm của tác giả →Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vừa có sự kế thừa vừa có tính phát huy tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Đó là sự mới mẻ, tiến bộ phù hợp 2 hơn với hoàn cảnh thực tế của thời đại. - Chân lí độc lập dân tộc: + Văn hóa lâu đời: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu + Cương vực lãnh thổ rõ ràng: Núi sông bờ cõi đã chia + Phong tục tập quán riêng biệt: Phong tục Bắc Nam cũng khác 1.5 + Có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài gắn liền với nhiều triều đại và song hành với các triều đại phương Bắc như: Triệu, Đinh, Lí, Trần cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, nhằm so sánh sự ngang hàng, tương xứng của hai đất nước 2
- + Thời đại nào cũng có anh hùng hào kiệt làm rạng danh đất Tổ - Nhận xét: + Nguyễn Trãi đã đưa ra nhiều phương diện làm cơ sở để khẳng định chân lí độc lập dân tộc. + Biện pháp liệt kê với những chứng cớ rõ ràng, xác thực vừa toàn diện vừa sâu sắc. + Đặc biệt là hai yếu tố: văn hiến và lịch sử là hai yếu tố quan trọng, cốt lõi nhất… - Nghệ thuật lập luận tài tình được thể hiện qua: + Dẫn chứng hùng hồn xác đáng, lí lẽ sắc bén, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục làm nổi bật nội dung tư tưởng 0,75 + Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện lòng tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc - Đánh giá chung: + Đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập dân tộc thời bấy giờ 0.75 + Đoạn văn còn minh chứng cho tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng đáng trân trọng của Nguyễn Trãi d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm = phần một + phần hai 10,0 ………………………… Hết ……………………… 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn