intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Năm học: 2022 – 2023 Môn Ngữ Văn - Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1:Nguyễn Trãi có biệt hiệu là: A. Ức Trai B. Thuận Thiên C.Bắc Bình Vương D. Hưng Đạo Đại Vương Câu 2: Lí do trực tiếp làm cho Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn và chịu oan sai, không thực hiện được hoài bão của mình là gì? A. Vì chế độ quân chủ không dung nạp được những người sống quá nhân nghĩa và ngay thẳng như Nguyễn Trãi. B. Vì cuộc đời của người anh hùng thời nào cũng thường phải chịu nhiều thử thách và lắm bi kịch. C. Vì tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi vượt quá khuôn khổ xã hội và chế độ quân chủ thường thù nghịch với người tài. D. Vì bọn triều thần gian nịnh đố kị, ghen ghét tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi, đã tìm mọi cách để gièm pha giá họa cho ông. Câu 3:Thể cáo và thể chiếu giống nhau ở điểm nào? A. Đều là văn bản do nhà vua ban bố về những công việc trọng đại của đất nước. B. Đều là văn bản do nhà vua dùng để kêu gọi nhân dân chống giặc ngoại xâm. C. Đều là văn bản do nhà vua ban bố nhằm kêu gọi nhân dân xây dựng lại đất nước. D. Đều là văn bản do nhà vua dùng để tuyên chiến với giặc ngoại xâm. Câu 4: Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô là: A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn. B. Tố cáo, vạch trần tội ác của quân xâm lược. C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh. D. Biểu dương sức mạnh công trạng của nghĩa quân Lam Sơn. Câu 5: Trong bài Đại cáo bình Ngô, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là? A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo. 1
  2. B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân. C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân. D. Là tình yêu thương nhân dân như con. Câu 6: Trong hệ thống lập luận của Nguyễn Trãi, những dẫn liệu lịch sử được đưa ra ở đoạn mở đầu (sau mấy chữ Từng nghe và Vậy nên) có ý nghĩa gì nổi bật nhất? A. Nêu lại bài học lịch sử vẻ vang (của ta) và nhục nhã (của địch) trên lập trường nhân nghĩa. B. Ca ngợi truyền thống yêu nước bất khuất và những chiến công oanh liệt của dân tộc. C. Nhắc lại mối nhục trong quá khứ để khẳng định, dự báo sự bại vong không tránh khỏi của quân Minh trong hiện tại. D. Chuẩn bị cho phần trình bày về tinh thần vì đại nghĩa của nghĩa quân. Câu 7: Loại cây nào không có trong bài thơ Bảo kính cảnh giới? A. Hòe B. Thạch lựu C. Sen D. Hồng Câu 8: Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ Bảo kính cảnh giới là gì? A. Nhà thơ tìm hiểu về thiên nhiên là tìm hiểu về nơi trú ngụ của tâm hồn B. Nhà thơ tìm đến với thiên nhiên là tìm chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời C. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm tư thầm kín, khó nói của mình D. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở con người. Câu 9: Tác phẩm “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Truyện vừa D. Kịch Câu 10: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tác phẩm nào? A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831) B. Những người khốn khổ (1862) C. Tia sáng và bóng tối (1840) D. Chín mươi ba (1874) Câu 11: Ở cuối đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, người cầm quyền là: A. Gia-ve B. Giăng Van-Giăng C. Cả 2 nhân vật D. Không ai cả Câu 12: Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? A. Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội 2
  3. C. Sức mạnh tình thương có thể mang lại hạnh phúc cho con người, ngay cả khi đã chết. D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai. Câu 13:Bài thơ Dục Thuý sơn được viết theo thể gì? A. Thể thất ngôn luật thi B. Thể ngũ ngôn luật thi C. Thể tứ ngôn luật thi D. Thể tam ngôn luật thi Câu 14: Bài thơ Dục Thuý sơn sáng tác vào thời điểm nào? A. Thời điểm Nguyễn Trãi đi tìm Lê Lợi ở núi Lam Sơn. B. Thời điểm chống giặc Minh xâm lược. C. Thời điểm Nguyễn Trãi còn làm quan trong triều Lê. D. Thời điểm Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Câu 15:Chỉ ra biẹn pháp tu từ trong 2 câu thơ sau: ̂ “Bóng tháp hình trâm ngọc, Gương sông ánh tóc huyền” (Dục Thúy Sơn-Nguyễn Trãi) A. Nhân hóa B. So sánh C. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 16: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ Bảo kính cảnh giới? A. Tấm lòng tha thiết với cuộc đời B. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự D. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước II. PHẦN LÀM VĂN: (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống trung thực của mỗi người. Câu 2: (4.0 điểm) Anh (Chị) chứng minh rằng: Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập. …..HẾT…. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2