intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ: Ở bầu thì dáng ắt nên tròn1. Xấu tốt đều thì rắp khuôn. Lân cận nhà giàu no bữa cám2; Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn3. Chơi cùng bầy dại nên bầy dại; Kết mấy người khôn học nết khôn. Ở đấng thấp thì nên đấng thấp. Đen gần mực đỏ gần son. (Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới – bài 21-Theo Nguyễn Trãi toàn tập – UBKH xã hội Việt Nam, Viện sử học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1976, tr.445) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong bài thơ, phép đối được tác giả sử dụng trong những cặp câu nào? Câu 3. Câu thơ: “Đen gần mực đỏ gần son” gợi em liên tưởng đến câu tục ngữ nào? Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: Chơi cùng bầy dại nên bầy dại Kết mấy người khôn học nết khôn.? Câu 5. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì đến người đọc? Câu 6. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong bài thơ. Câu 7. Qua bài thơ em thấy Nguyễn Trãi là người như thế nào? (viết khoảng 8-10 dòng). Câu 8. Từ nội dung bài thơ em hãy rút ra cho bản thân một bài học về lối sống. II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết một bài luận bày tỏ quan điểm của mình về lối sống đẹp. ----------- Hết ---------- 1 Theo tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. 22 và 3 Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thìcũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông. 3
  2. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh: ......................................................... Số báo danh………………………
  3. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
  4. 1 Thể thơ: Nôm Đường luật 0,5 thất ngôn xen lục ngôn/Thất ngôn xen lục ngôn/ Bảy chữ xen 6 chữ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm 2 Những cặp câu thơ đối 0,5 nhau: - Lân cận nhà giàu no bữa cám; Bạ n bè kẻ trộm phải đau đòn. - Chơi cùng bầy dại nên bầy dại; Kế t mấy người khôn học nết khôn. (hoặc câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6; câu 3- 4, câu 5-6; hai câu thực, hai câu luận) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 cặp câu: 0,5 điểm - Học sinh trả lời đúng 01 cặp câu: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.
  5. 3 - Câu tục ngữ: Gần mực 0,5 thì đen, gần đèn thì sáng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm 4 - Giải thích nghĩa của từng 1,0 câu: + Câu thơ 1 có nghĩa là: Chơi cùng những người dại chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại + Câu thơ thứ hai có nghĩa là: Nên kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan để mình học hỏi được nhiều hơn ở họ. - Nội dung cả hai câu: + Hai câu thơ nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường và những người xung quanh trong việc hình thành nhân cách của con người. Nếu sống trong một môi trường xấu, người ta có thể bị ảnh hưởng những cái xấu và trở thành người xấu. Ngược lại, sống trong môi trường tốt, ta sẽ học được những điều tốt và trở thành người. Hai câu thơ là những bài học quý giá về cách sống mà con người nên lựa chọn để hoàn thiện nhân cách. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh giải thích nghĩa từng câu đúng cả 2:
  6. 0,5 điểm. (1 câu: 0,25 điểm) - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 5 Những điều tác giả muốn 1,0 nhắn nhủ đến người đọc: - Môi trường và hoàn cảnh sống có ảnh hưởng lớn đến lối sống và nhân cách con người. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được tấm lòng mình, đừng để hoàn cảnh chi phối. - Cần thích nghi linh hoạt với môi trường sống, biết lựa chọn hoàn cảnh phù hợp với bản thân, biết lựa chọn những điều tốt đẹp cho mình. (phải biết chọn bạn mà chơi). Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: học sinh có thể có cách trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục là chấp nhận được.
  7. 6 Cách sử dụng từ ngữ của 1,0 tác giả trong bài thơ: - Ngôn ngữ bình dị, uyển chuyển, trong sáng, gần với nếp nghĩ nếp cảm của người dân; tạo ra những câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, các biện pháp đối làm tăng sức biểu đạt của ngôn từ. - Sử dụng sáng tạo những yếu tố văn học dân gian (tục ngữ) làm cho lời thơ cô đọng hàm súc, phù hợp thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc và răn dạy về đạo đức; giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo. - Cách sử dụng từ ngữ thể hiện tài năng của Nguyễn Trãi trong việc phát huy ngôn ngữ dân gian để thể hiện tình cảm, quan niệm sống của mình và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời tương đương 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 7 Cảm nhận về Nguyễn Trãi 1,0 qua bài thơ: Học sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau: - Là người yêu nước, có tinh thần dân tộc sâu sắc, có tài năng. (0,5 điểm) - Biểu hiện: (0,5điểm) + Luôn trăn trở, băn khoăn, lo lắng cho con người, cho cuộc đời, đưa ra những bài học quý về cách ứng xử được đúc rút từ kinh nghiệm sống của
  8. bản thân, để mọi người ngày càng phát triển và hoàn thiện nhân cách. + Sáng tạo thể thơ thất ngôn Đường luật thành thất ngôn xen lục ngôn; Sử dụng ngôn ngữ dân gian để thể tình cảm, quan niệm sống của mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời tương đương 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 8 Học sinh rút ra bài học: 0,5 - Bài học: + Cần linh hoạt trong cuộc sống. + Không nên kết thân với kẻ xấu. + Nên chơi với người giỏi để học hỏi. + Nên hoà đồng với môi trường và hoàn cảnh sống. + Hãy là mình trong mọi hoàn cảnh… - Lý giải hợp lý Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được bài học: 0,25 điểm. - Học sinh lý giải hợp lý, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng phải đúng tinh thần mà văn bản gợi ra.
  9. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài 0,25 văn nghị luận Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0,5 nghị luận: Lối sống đẹp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
  10. c. Triển khai vấn đề nghị 2,5 luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: * Giải thích: Sống đẹp là sống có mục đích, có định hướng phù hợp với thời đại và hoàn cảnh. Cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hòa, phong phú, có hành động đúng đắn, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người… * Biểu hiện: Có lí tưởng đúng đắn, tâm hồn lành mạnh, trí tuệ sáng suốt, hành động tích cực, khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh, sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người, lạc quan, yêu đời… * Ý nghĩa của lối sống đẹp: - Sống đẹp giúp cho bản thân có đích đến, mục tiêu rõ ràng, đóng góp và tạo động lực cho xã hội phát triển. - Mỗi cá nhân sống đẹp là một mảnh ghép tô đẹp cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp, xã hội văn minh hơn - Sống đẹp giúp tâm hồn
  11. con người nhạy cảm, biết thấu cảm với đồng loại, được mọi người yêu quý. * Phản đề: Một số người hiện nay bỏ qua hoặc không nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sống đẹp. Con người không ý thức được sứ mạng, mục tiêu, đích đến trong cuộc đời nên không có ý chí phấn đấu, vượt qua khó khăn. Một bộ phận trở nên tha hóa, bộ phận khác thì vô cảm. * Bài học nhận thức và hành động: Cần ý thức được tầm quan trọng của sống đẹp. Mỗi cá nhân tự ý thức việc cần phải tu dưỡng, rèn luyện hằng ngày. Sống phải biết nghĩ cho người khác, phải biết cống hiến, biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi. * Khái quát vấn đề: - Khẳng định vai trò và ý nghĩa của lối sống đẹp và hành động của bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,0 điểm - 2,5 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm - 1,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến
  12. vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm - 0,75 điểm). (Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
  13. Tổng cộng (I + II) 10,0 Lưu ý khi chấm bài: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. --------------------- Hết ------------------------- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ % điểm TT Nội nhận dung thức Kĩ /đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Truyệ 60 n ngắn/ Đọc Thơ 1 hiểu văn 3 3 0 2 0 0 Nguy ễn Trãi 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 được một
  14. văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởn g đạo lý Tổng 20 40 0 30 0 10 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% 20% % Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn đánh giá TT Thông Chủ đề vị kiến Vận dụng Nhận biết hiểu Vận dụng thức cao 1 Đọc hiểu Thơ Nhận 3 3 2 0 biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông
  15. hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách
  16. nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1TL* văn nghị biết: luận xã hội - Xác định về một tư được vấn tưởng đạo đề xã hội lý cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày bài văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề
  17. xã hội. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề xã hội. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phụ Tổng 30 30 30 10 Tỉ lệ % 60 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2