intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2022- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ MÔN: NGỮ VĂN Khối 11 (Đề có 1 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC – HIỂU(3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thứ duy nhất kìm hãm chúng ta là suy nghĩ và tâm trí của chính mình. Thế nên, nếu chỉ có góc nhìn hạn hẹp thì ta rất dễ rơi vào vòng xoáy tự hủy diệt bản thân và đích đến sẽ là sự thất bại. Ngược lại, nếu có thể thay đổi lăng kính nhìn nhận và nắm bắt vấn đề, điều chỉnh tư duy của mình để xem nghịch cảnh chỉ là một trong những tình huống có thể xảy ra, chúng ta sẽ có thể đón nhận những lần vấp ngã của mình như một cánh cửa mở ra cơ hội mới và rèn giũa chính mình trở nên hoàn thiện hơn. Nếu bạn sợ hãi và e ngại trước thất bại thì hãy nhớ rằng, không sao cả, sợ thất bại là điều bình thường. Việc bạn cần làm lúc này là bình tĩnh nhìn lại điều gì đang thực sự diễn ra với cảm xúc của mình, động lực nào có thể giúp mình tiếp tục cố gắng, để rồi… bật trở lại đương đầu với nỗi sợ ấy. Hãy tưởng tượng mình giống như một chiếc lò xo đang bị nén lại, tận dụng khoảng thời gian khó khăn này để sinh công, đợi đến một thời điểm thích hợp sẽ bật xa khỏi vạch xuất phát. Chính bởi chiếc lò xo nào cũng tiềm tàng một sức bật, nên hãy vững tin vào bản thân nhé, rồi bạn sẽ vượt qua tất cả thôi. (Trích Đừng để mình gục ngã vì thiếu “Sức bật tinh thần”, Nguyên Minh) Câu 1: (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2: (0.75 điểm)Theo tác giả, cần làm gì khi“bạn sợ hãi và e ngại trước thất bại”? Câu 3: (1 điểm)Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 4: (0.5 điểm)Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: ‘‘Nếu chỉ có góc nhìn hạn hẹp thì ta rất dễ rơi vào vòng xoáy tự hủy diệt bản thân và đích đến sẽ là sự thất bại”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Gió theo lối gió, mây đường mây, Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay… Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Có chở trăng về kịp tối nay. -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA Hk2 (2022-2023)- NGỮ VĂN 11
  2. - Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Trân trọng những bài viết có suy nghĩ mới lạ, độc đáo. - Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 0.75 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2 Theo tác giả, cần làm gì khi“bạn sợ hãi và e ngại trước thất bại”? 0.75 Nếu bạn sợ hãi và e ngại trước thất bại thì hãy nhớ rằng, không sao cả, sợ thất bại là điều bình thường. Việc bạn cần làm lúc này là bình tĩnh nhìn lại điều gì đang thực sự diễn ra với cảm xúc của mình, động lực nào có thể giúp mình tiếp tục cố gắng, để rồi… bật trở lại đương đầu với nỗi sợ ấy. 3 Nội dung chính của đoạn trích : 1.0 Sức bật tinh thần là yếu tố quan trọng giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi và sự e ngại trước thất bạitrong cuộc sống. 4 Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: ‘‘Nếu chỉ có góc nhìn hạn hẹp thì ta 0.5 rất dễ rơi vào vòng xoáy tự hủy diệt bản thân và đích đến sẽ là sự thất bại” - HS nêu được quan điểm: Đồng ý/không đồng ý 0.25 - Lí giải: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu phải thuyết phục và theo hướng tích cực 0.25 II LÀM VĂN 7.0 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.5 Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn thơ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: 5.0 phân tích, chúng minh, bình luận… Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0.5 * Khổ thơ đầu bài thơ: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết 3.5 – Câu hỏi tu từ thể hiện sự trách móc, lời mời gọi tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. – Hình ảnh đặc trưng: nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn mướt xanh như ngọc => thiên nhiên thơ mộng, trong trẻo đầy ấm áp và sức sống.
  3. – Vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu người con người Huế với “mặt chữ điền” * Khổ thơ thứ hai: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa: - Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả, “ dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. - Hai câu sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ. 0.5 * Nghệ thuật: – Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. – Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. – Câu hỏi tu từ phù hợp với tâm trạng. – Giọng điệu khi tha thiết, khi đắm say, khi khắc khoải, u buồn Đánh giá:Đoạn thơ kết tinh sự sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc 0.5 đáo của Hàn Mặc Tử, thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2