intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội, mà men bờ sông ra ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018, tr. 46) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trong văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề : Hãy là người dùng mạng xã hội thông minh.
  2. Câu 2 (5,0 điểm) Trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ “, Tô Hoài viết : “… Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi”… Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc. (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr7- 8)
  3. KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm .... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc để trống không cho điểm 2 Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích: con sông miền 0,75 Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn “Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom” vẫn cho: 0,75 điểm. 3 Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: 1,0 - Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của nhân vật Nguyệt. - Tạo cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 Nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích: 0,5 - Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm chống Mĩ cứu nước. - Quan niệm có ý nghĩa tích cực, tiến bộ, thể hiện khuynh hướng lãng mạn của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được quan niệm: 0,25 điểm. - Học sinh nhận xét quan niệm: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về chủ đề : Hãy là người dùng mạng xã hội thông 2,0 minh a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về chủ đề : Hãy là người dùng mạng xã hội thông minh c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự quan trọng sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn,phù hợp của mỗi cá nhân. Có thể theo hướng sau: -Mạng xã hội là tập hợp những con người giao tiếp với nhau trên internet.Mạng xã hội chỉ là một công cụ sinh ra từ nhu cầu của con người và phục vụ cho con người. Do đó cần nắm bắt được quy tắc sử dụng mạng xã hội để góp phần tạo nên không gian văn hóa,văn minh -Thấy được vì sao cần phải là người dùng mạng xã hội thông minh( Mạng xã hội là không gian ảo nhưng tác động đến con người là thật, lượng thông tin lớn nên cần phải biết nhận định và sàng lọc...) -Hãy là người biết tận dụng những lợi ích mạng xã hội đem lại lan tỏa những điều tốt đẹp, để có thể làm giàu có và phong phú cho hiểu biết của bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
  5. 2 Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trich. Từ 5,0 đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 -Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích -Tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5 * Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đoạn trích : 2,5 - Giới thiệu về nhân vật Mị : Mị là cô gái Mèo trẻ đẹp,có tài thổi sáo,nhiều chàng trai theo đuổi.Vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra,trở thành nô lệ,dần tê liệt tinh thần. - Bối cảnh tâm trạng :Xuân về, tiếng sáo gọi bạn. -Ở Mị trỗi dậy sức sống mãnh liệt, uống rượu say,lòng Mị sống lại ngày trước với tự do,tình yêu,hạnh phúc dù trong nghèo khó.Mị thấy phơi phới trở lại.Mị ý thức mình còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi. -Ý thức đã trở về, Mị lại nghĩ đến cái chết “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay “. *Tấm lòng của nhà văn đối với người dân Tây Bắc : -Yêu thương, đồng cảm -Khẳng định phẩm chất tốt đẹp,ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt,khát vọng tự do,hạnh phúc của người dân lao động. =>Mị đã trải qua một quá trình diễn biến tâm trạng đầy phức tạp,đoạn trích đã thể hiện số phận bất hạnh của nhân vật nhưng cũng đánh dấu sự trở lại của ý thức, khát khao mãnh liệt-những vẻ đẹp từ lâu bị vùi lấp trong nhân vật. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. - Tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn thể hiện qua miêu tả tâm lí đặc sắc,đặt nhân vật trong sự vận động, lời kể tự nhiên,thể hiện vốn hiểu biết sâu
  6. sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc… Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. - Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2